Trần Đông Phong
BẾN ANH VŨ
Bóng chim đã khuất sông Ngô
Tên chim Anh Vũ bến thơ lưu truyền
Cánh chim tây vút Lũng triền
Bến thơm cây rợp một miền xanh man
Gió thơm khói mở lá lan
Hoa đào sóng gấm vỗ tràn bờ lay
Người đi có thấy lúc nay
Trăng đơn chiếu sáng bến dài vì ai.
(TĐP dịch thơ bài Anh Vũ châu của Lý Bạch)
--
Chú thích:
- Anh vũ: Chim vẹt
- Anh Vũ châu: Bến sông Anh Vũ trên sông Trường Giang.
- Ngô Giang: Sông Trường Giang phần thuộc nước Ngô.
- Lũng sơn: Núi Lũng thuộc Cam Túc, quê của Lý Bạch.
- Anh vũ: Chim vẹt
- Anh Vũ châu: Bến sông Anh Vũ trên sông Trường Giang.
- Ngô Giang: Sông Trường Giang phần thuộc nước Ngô.
- Lũng sơn: Núi Lũng thuộc Cam Túc, quê của Lý Bạch.
Lý Bạch trong triều của Đường Minh Hoàng được trọng dụng, phát huy được tài năng như phiên dịch tiếng nước ngoài cho vua, thơ văn trác tuyệt, khiến cho tể tướng đương triều phải mài mực. Vậy nên có câu:
“Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng” (Tương tiến tửu) ( Trời sinh ra ta có tài tất được trọng dụng). Lý Bạch nổi tiếng vì bài Thanh bình điệu, nhưng lại bị gièm pha phải lưu đày vì 1 câu của bài này:
“Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng” (Tương tiến tửu) ( Trời sinh ra ta có tài tất được trọng dụng). Lý Bạch nổi tiếng vì bài Thanh bình điệu, nhưng lại bị gièm pha phải lưu đày vì 1 câu của bài này:
“Khả liên Phi Yến ỷ tân trang” (Thanh Bình điệu)
Ý là:
Khá thương nghĩ đến Triệu Phi Yến, đang tựa cửa, lúc vừa trang điểm xong.
Điều này bị coi là phạm thượng vì dám so sánh Dương Quý Phi, đại mỹ nhân của vua đương triều với người đẹp thời Hán Triệu Phi Yến bị thất sủng.
Lý Bạch lưu quan đi khắp nơi thăm danh lam thắng cảnh, đến đâu cũng được đưa đón nồng nhiệt, chu đáo, làm thơ hay, nhiều vô kể, được người đời hâm mộ, truyền tụng. Thế nên có câu:
Lý Bạch lưu quan đi khắp nơi thăm danh lam thắng cảnh, đến đâu cũng được đưa đón nồng nhiệt, chu đáo, làm thơ hay, nhiều vô kể, được người đời hâm mộ, truyền tụng. Thế nên có câu:
“Đãn sử chủ nhân năng túy khách
Bất tri hà xứ thị tha hương” (Khách trung tác)
Ý là:
Chỉ cần chủ nhân có thể làm say được khách
Chẳng có đâu là nơi đất khách quê người.
Bờ nam sông Trường Giang trên vùng đất thuộc nước Ngô thời Chiến quốc, có lầu Hoàng hạc lừng danh với bài thơ Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu trong cảnh bến sông Anh Vũ trong ráng chiều, sương khói, cỏ cây hoa lá tươi tốt, xanh mướt, man mác, thơm ngát. Lý Bạch đã phải thốt lên:
“Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu”
Ý là:
Trước mắt có cảnh nói không được
Vì thơ Thôi Hiệu đề ở trên đầu rồi.
Vì thơ Thôi Hiệu đề ở trên đầu rồi.
Ấy là nói thế, Lý Bạch đã làm một số bài thơ về lầu Hoàng hạc và cảnh vật xung quanh, như “Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo nhiên chi Quảng Lăng”, Phượng hoàng đài”…. Nhưng đặc sắc nhất phải kể đến là bài “Anh Vũ châu” (Bến Anh Vũ), mà phong thái, đường nét phảng phất Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu, dường như thể hiện sự ganh đua ngầm.
Phiên âm:
ANH VŨ CHÂU
Anh vũ lai quá Ngô giang thuỷ,
Giang thượng châu truyền Anh Vũ danh.
Anh vũ tây phi Lũng sơn khứ,
Phương châu chi thụ hà thanh thanh.
Yên khai lan diệp hương phong khởi,
Ngạn giáp đào hoa cẩm lãng sinh.
Thiên khách thử thời đồ cực mục,
Trường châu cô nguyệt hướng thuỳ minh ?
Lý Bạch
Giang thượng châu truyền Anh Vũ danh.
Anh vũ tây phi Lũng sơn khứ,
Phương châu chi thụ hà thanh thanh.
Yên khai lan diệp hương phong khởi,
Ngạn giáp đào hoa cẩm lãng sinh.
Thiên khách thử thời đồ cực mục,
Trường châu cô nguyệt hướng thuỳ minh ?
Lý Bạch
Cũng giống như bài Hoàng hạc lâu nhiều chỗ bị thất niêm, luật, đối.
Câu 1: thất luật ở chữ thứ 4 “quá” là vần trắc, lẽ ra phải là vần bằng, vì chữ thứ 2 “vũ” là trắc rồi. Câu 2: chữ thứ 2 “thượng”, vần trắc thất niêm, lẽ ra phải bằng để niêm với chữ thứ 2 của câu trên “vũ” là vần trắc. Câu 3, 4 không đối nhau về ý, từ, nghĩa, do vậy thất đối. Tuy vậy bài thơ tuyệt hay vì âm điệukhi đọc thành lời như có nhạc, ý tứ sảng khoái, thi từ mỹ lệ, cảnh vật hùng vĩ. Đặc biệt hình ảnh chim anh vũ bay về phía tây hướng về núi Lũng nơi quê gốc của tác giả, gợi lên nỗi niềm nhớ quê man mác, bâng khuâng. Người đời yêu thích và đánh giá cao những điều tưởng như thất niêm, luật, đối đó.
Câu 1: thất luật ở chữ thứ 4 “quá” là vần trắc, lẽ ra phải là vần bằng, vì chữ thứ 2 “vũ” là trắc rồi. Câu 2: chữ thứ 2 “thượng”, vần trắc thất niêm, lẽ ra phải bằng để niêm với chữ thứ 2 của câu trên “vũ” là vần trắc. Câu 3, 4 không đối nhau về ý, từ, nghĩa, do vậy thất đối. Tuy vậy bài thơ tuyệt hay vì âm điệukhi đọc thành lời như có nhạc, ý tứ sảng khoái, thi từ mỹ lệ, cảnh vật hùng vĩ. Đặc biệt hình ảnh chim anh vũ bay về phía tây hướng về núi Lũng nơi quê gốc của tác giả, gợi lên nỗi niềm nhớ quê man mác, bâng khuâng. Người đời yêu thích và đánh giá cao những điều tưởng như thất niêm, luật, đối đó.
Điểm tương đồng thú vị, đặc sắc của của 2 bài thơ là 3 câu đầu của mỗi bài lặp lại tên của một loài chim tương ứng. Trong bài Hoàng Hạc lâu là “hoàng hạc”, còn trong bài Anh Vũ châu là “anh vũ”.
Chữ Hán:
鸚鵡洲
鸚鵡來過吳江水,
江上洲傳鸚鵡名。
鸚鵡西飛隴山去,
芳洲之樹何青青。
煙開蘭葉香風暖,
岸夾桃花錦浪生。
遷客此時徒極目,
長洲孤月向誰明?
李白
鸚鵡來過吳江水,
江上洲傳鸚鵡名。
鸚鵡西飛隴山去,
芳洲之樹何青青。
煙開蘭葉香風暖,
岸夾桃花錦浪生。
遷客此時徒極目,
長洲孤月向誰明?
李白
Dịch nghĩa:
Bến Anh Vũ
Chim anh vũ đã bay qua sông Ngô
Từ đó bến trên sông này lưu truyền tên Anh Vũ.
Chim anh vũ bay về phía tây đến núi Lũng.
Cây trên bến sông thơm ngát, tỏa bóng xanh mướt.
Khóm lá cây lan mở ra làn khói, hương thơm nổi lên.
Giáp bờ sông hoa đào sinh ra làn sóng gấm.
Lúc này người khách đi đổi quan đưa mắt nhìn ra hết mức.
Trên bến sông dài vầng trăng cô đơn hướng vào ai mà chiếu sáng?
Chim anh vũ đã bay qua sông Ngô
Từ đó bến trên sông này lưu truyền tên Anh Vũ.
Chim anh vũ bay về phía tây đến núi Lũng.
Cây trên bến sông thơm ngát, tỏa bóng xanh mướt.
Khóm lá cây lan mở ra làn khói, hương thơm nổi lên.
Giáp bờ sông hoa đào sinh ra làn sóng gấm.
Lúc này người khách đi đổi quan đưa mắt nhìn ra hết mức.
Trên bến sông dài vầng trăng cô đơn hướng vào ai mà chiếu sáng?
Français:
La berge de Ying Wu
Les perroquets (Ying Wu) sont arrivés à travers d’eau de la rivière de Wu
Sur la berge de la rivière le nom de Ying Wu a été transmis à la postérité.
Les perroquets (Ying Wu) se sont envolés vers l’ouest à la montagne de Long.
Quels verts sont les arbres de la berge odoriférante.
Les feuilles des orchidacées s’ouvrent dans le fume de rivière et le vent parfumé se lève.
Auprès du rivage les flots des fleurs de pêcher se développent.
À ce moment le fonctionnaire publique en déplacement regarde inutilement à l’extrémité de sa vision.
Sur la berge longue à qui la lune solitaire s’éclaire ?
Les perroquets (Ying Wu) sont arrivés à travers d’eau de la rivière de Wu
Sur la berge de la rivière le nom de Ying Wu a été transmis à la postérité.
Les perroquets (Ying Wu) se sont envolés vers l’ouest à la montagne de Long.
Quels verts sont les arbres de la berge odoriférante.
Les feuilles des orchidacées s’ouvrent dans le fume de rivière et le vent parfumé se lève.
Auprès du rivage les flots des fleurs de pêcher se développent.
À ce moment le fonctionnaire publique en déplacement regarde inutilement à l’extrémité de sa vision.
Sur la berge longue à qui la lune solitaire s’éclaire ?
(Traduit par Tran Dong Phong)
Notation :
Ying Wu : Perroquet
Berge de Ying Wu : La berge alluviale de la rivière de Wu
Rivière de Wu : La part de la rivière de Yangzi à la place de la province Hu Bei, Chine.
Montagne de Long : Le terrain appartient à la province de Gan Su, Chine.
(TĐP)
Berge de Ying Wu : La berge alluviale de la rivière de Wu
Rivière de Wu : La part de la rivière de Yangzi à la place de la province Hu Bei, Chine.
Montagne de Long : Le terrain appartient à la province de Gan Su, Chine.
(TĐP)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét