1.
Tết đến, xuân về, ai ai cũng nói về tuổi trẻ. Tôi đón Tết, lạ lùng thay, cứ có cảm tưởng gặp lại một người bạn già. Mỗi năm một người bạn. Muôn vàn tính cách, và ngày càng già đi, ngày càng thấu hiểu cuộc đời. Gặp những người bạn như thế, quá khứ sống động trở lại, nhìn về tương lai với con mắt bình tĩnh và vấn vương tiếc nuối.
Cả năm bận rộn, quay cuồng đua chen miếng cơm manh áo, nào lợi quyền, nào danh vị, cứ mỗi khi thời gian đưa chúng ta về gần với Tết, dường như thời gian nhắc nhớ anh sắp đến một thời khắc phải ngưng đọng, phải suy ngẫm. Cho đến đêm ba mươi, trước bàn thờ tổ tiên, thổ công, quây quần với con cháu, họ hàng, dường như thời gian chậm chạp ngừng lại. Sống chậm. Sống chạm vào tâm tư, tình cảm, đụng đến nhân bản và văn hóa. Khi đó thôi nghĩ về chiều rộng, ngẫm về chiều sâu, thôi nghĩ về số nhiều, ưu tư về cái tinh túy. Đó là phẩm chất của một người già hiểu đời, hiểu người. Tết như một người bạn già một năm gặp nhau một lần vậy.
2.
Mấy năm nay, cứ gần Tết là nhà văn Lê Văn Thảo lại ra Bắc, bao giờ ông cũng ới tôi. Năm ngoái, hai ông Lê Văn Thảo và Nguyễn Quang Sáng, đến ngày 25 Tết, còn ngồi ở Hồ Thiền Quang, gọi tôi đến. Nguyễn Quang Sáng đã chậm chạp lắm, nhưng quả tim ông nuôi cơ thể bằng rượu Chi-vat. Ông Thảo có 6 chai nhỏ rượu du lịch, mua ở sân bay dịp đi nước ngoài về. Thế là Nguyễn Quang Sáng uống 4 chai, còn 2 chai về khách sạn uống nốt trước khi đi ngủ. Sáng hôm sau, tôi đón Lê Văn Thảo đi Bắc Cạn, ông Thảo nói: “Nhìn tao đi chơi với mày, tao thấy mắt ông Sáng buồn lắm. Ông ấy thèm đi lắm, nhưng không đi được nữa. Tao thấy ông ấy thế, nên càng muốn phải đi…”
Tôi và ông Thảo đi một mạch lên Hồ Ba Bể, đi thuyền đến một hòn đảo hoang sơ chỉ có dăm ba mái nhà, rồi ăn một bữa giữa thiên nhiên. Ông Thảo mua một chục chai vang, uống hết thì về là vừa. Khi qua các phố Hà Nội, không khí Tết chộn rộn, thế mà mình đi về nơi hoang vắng, nơi mọi nhà dân còn bận hái cây trái vườn nhà đi bán, tính đếm những đồng hào lẻ sắp Tết. Khi đó, dường như mình đi về thời gian quá khứ xa thăm thẳm. Ông Thảo rủ rỉ kể chuyện, chuyện thời trai trẻ, chuyện ở R với những ông bạn đã đi về miền siêu thoát. Không gian cổ tích, thời gian sống chậm, câu chuyện hoài cổ, tình người đậm đặc. Cứ như mình trôi về huyền thoại…
Lê Văn Thảo là một nhà văn kín đáo. Nhưng đó là một ông già cởi mở. Tuy nhiên, nhiều người nghĩ khác, họ chỉ biết ông Thảo lầm lì, khó tính và thấy lạ khi tôi hay đi với ông ấy. Tôi gặp ông Thảo không phải để bù khú, không phải để cùng tận hưởng kiểu nâng cốc “dô, dô”. Tôi đi với ông bao giờ cũng có cảm tưởng Tết đang đến gần. Mình đi bên một ông hình dáng thì già, mà tâm tư thì trẻ. Có những phút ông hát như một thời trai trẻ ôm đàn. Không gặp ông lâu lâu lại nhớ. Gặp rồi thì toàn chuyện quá khứ, có chuyện kể đi kể lại, mỗi lần một văn cảnh khác. Vẫn chuyện Lê Anh Xuân, Hồng Sến ở R, mà mỗi lần họ lại sống một cách khác. Cứ Tết về, tôi lại nhớ những người bạn già như ông nhà văn Lê Văn Thảo.
Năm nay, gần Tết, ông Thảo điện thoại ra, than một câu: Không hiểu sao năm nay không thấy khỏe như năm ngoái. Tôi chợt nhận ra, Tết năm nay cũng không vui như năm ngoái. Tuổi chúng ta cứ dầy thêm, thì nhìn cái Tết cứ khác dần, như những người bạn già dần dần xa chúng ta, cho đến khi ta đi theo họ…
3.
Nhà văn Tô Đức Chiêu đồng hương Hải Dương với tôi, nên các câu chuyện của ông quen thuộc như thể tôi đã nghe anh mình, bố mẹ mình kể lại. Có một Tết, tôi và ông đi ngang qua thành phố Hải Dương, nhìn những phố xá và nhà cao tầng, ông Chiêu chỉ rành mạch từng nơi, và kể ông đã từng đánh dậm ở chỗ này, móc cua đơm cá ở chỗ kia. Vào thời gian Tết nhất, người ta hay nghĩ về ông bà, tổ tiên. Khi tôi nghe ông Chiêu kể chuyện, là một lần tôi hình dung ra rõ rệt ông bà mình đã sống như thế nào. Giống như một bức ảnh thường ngày hiện ra trên màn hình máy tính mờ mờ, đến thời điểm ấy, nó “load” rõ nét, đầy đủ độ phận giải, làm bừng sáng cái nhìn của người ta.
Ông cụ thân sinh nhà văn Tô Đức Chiêu là con địa chủ, rồi đi dạy học, làm Tổng sư. Đoạn lý lịch ấy trùng lặp ngạc nhiên với ông nội tôi, cụ nội tôi từng làm Chánh tổng, địa chủ vướng vào nghĩa quân Bãi Sậy mà khánh kiệt, rồi ông nội đi dạy học, làm Tổng sư ở Kinh Môn. Câu chuyện của ông Chiêu thích nhất là nghe khi sắp Tết. Đó là giây phút chúng ta có cảm giác liên tục về giòng giống, về họ hàng, huyết mạch. Tết đến khi mùa xuân về. Hình thức của nó hớn hở và vui tươi, đó là thời tương lai vĩnh cửu. Nhưng phong vị của nó mang tính nhân văn thì gắn chặt với ký ức và hoài cổ. Đó là cái Tết đặc biệt Việt Nam. Những nhà văn già dường như có đặc điểm rất giống với cái Tết của người Việt. Thời gian vô nghĩa nếu không có tết. Văn hóa người Việt sẽ ra sao nếu không có các nhà văn già? Họ ở cái tuổi thấu hiểu trời và người, và tâm hồn họ trong một góc thẳm sâu là sức trẻ. Nếu không có cái góc thăm thẳm ấy, thì sao ra văn ra thơ được.
Năm đó gần Tết rồi, mà tôi gặp chuyện chẳng ra sao. Tôi có mâu thuẫn với một nhà văn trẻ, cãi nhau trên báo chí. Rồi có những cái tin nhắn nặc danh cứ chĩa vào chị ta. Một nhà văn nữ khác thì thào với tôi, đại ý thằng ấy thằng nọ nghi là cậu nhắn những cái nặc danh ấy. Thằng nghi tôi lại ở báo ngành công an, thế thì sự truyền tụng nguy hiểm thế nào? Phải nói là bực bõ lắm. Cái báo công an ấy, có anh Phó tổng biên tập thó gần y sì bài thuyết minh phim của tôi đăng vào sách mang tên ông ta, khi phát hiện ra, ông phó tổng này chỉ gọi điện xin lỗi. Tôi bảo ông hãy xin lỗi công khai bạn đọc ấy… Đại khái cuộc đời cứ có những cái tréo nghoe. Ông Tô Đức Chiêu bảo: “Chúng ta sống trên đời thật, chứ không phải ở thiên đường. Có tai ương, nhưng vẫn có Tết đến xuân về. Ai cũng sống đủ một cuộc đời mà. Cậu có tớ hiểu cậu, còn chúng nó không biết cậu thế nào là thường thôi”. Ông ấy là một ông già trải đời, nói một câu khiến mình thấy những tai ương mình thấy chỉ còn bé xíu. Có những người bạn già, cũng như thời gian có Tết.
4.
Tôi đến thăm nhà văn Ma Văn Kháng khi mới tập tọng viết văn. Đó là một lão nông giữa lòng thành phố. Hình thức biểu hiện như cây cỏ, mà tâm tư như cổ thụ giữ rừng già. Lao động nhà văn của ông Ma Văn Kháng cũng như lao động nhà nông. Cần mẫn đến ngạc nhiên. Người trồng lúa có suy nghĩ gì khác khi họ làm viêc không? Đó là công việc truyền đời từ tổ tông đến họ. Nhà văn Ma Văn Kháng có thể viết tiểu thuyết, truyện ngắn, tạp bút… Bất cứ cái gì động bút đến đều thành văn. Đó là một tấm gương lao động phi thường.
Hồi mới quen, tôi hay đến chơi khi sắp Tết. Nhưng không phải đến lúc Tết, mà ngày thường, trong tâm khảm thì tôi vẫn thấy bình yên mỗi khi nhớ đến ông. Gặp gỡ một nhà văn già như Ma Văn Kháng, thời gian sống dường như không bình thường, nó ngưng đọng đặc biệt. Vào dịp Tết, các phong tục tổ tiên sống lại, dường như nó đã được thanh lọc qua thời gian vô tận đến nay. Tiếp xúc với Ma Văn Kháng, dường như tôi thấy câu chuyện của ông cũng đã được chiêm nghiệm kỹ càng rồi, đã lọc qua con mắt nhà văn của ông mà thành chuyện kể đến tôi.
Ngày Tết người ta thường chúc nhau những lời hay ý đẹp, cố tránh những điều không tốt. Đó là cách diễn đạt hy vọng tương lai, đúc kết vào hành vi sống. Gặp một nhà văn già như Ma Văn Kháng, có thể nhìn thấy những hy vọng thông qua cách nói, cách viết và các câu chuyện của ông.
Có một năm, tôi đến ông, than thở rằng, tại sao thời nay các nhà văn nổi sóng truyền thông lại thường không phải là nhà văn hay nhất, và tại sao những nhà văn hay nhất lại thường âm thầm ít người biết đến? Ông Ma Văn Kháng nói: Ai cũng biết là mùa xuân về, ai cũng sắm Tết. Nhưng mà những cái Tết vui tươi nhất lại là trong lòng người thì mấy ai hiểu nổi.
Ông Ma Văn Kháng kể, thời ông còn ở Ban Chấp hành Hội Nhà văn, có người đã đến quỳ xuống trước mặt ông xin một phiếu. Đó là cách mà con người sống với dã thú. Nó coi mình như dã thú. Có khi mình viết ra những dòng nhân văn, người ta lại “phiên dịch” thành ý này ý nọ, cũng là bởi vì họ đọc văn bằng mắt người mà lòng không phải của con người…
5.
Những nhà văn tôi quen biết đều hơn tuổi tôi rất nhiều. Những Hoàng Minh Tường, Nguyễn Khắc Trường, Bắc Sơn, Hà Phạm Phú, Hà Đình Cẩn, Đỗ Trung Lai, Chu Lai, Nguyễn Hữu Hà, Trần Quốc Toàn… và nhiều nhà văn khác. Có lẽ vì mình vốn tính tình khó chịu, già lão. Cũng có lẽ mình vốn chọn chỗ lành, thôi thì cứ nên im lặng mà nghe. Nên tôi ít có bạn trẻ hơn. Hoặc là các ông nhà văn già thường nhìn thấy tôi sự yên ổn? Tôi thường không cắt nghĩa nổi. Cho đến mấy năm gần đây, hay đi với ông Lê Văn Thảo dịp gần Tết. Tôi mới vỡ lẽ, hóa ra mình nhìn các ông ấy với tâm trạng người đời đến Tết. Nên mới ra như thế. Đón Tết thì vừa vui vừa lo, vừa mừng vừa sợ. Cũng như mình đứng trước các bậc trưởng lão cây đa đại thụ. Đón Tết thì vừa hoài cổ vừa hy vọng mùa xuân, trí thì già mà tình thì trẻ, cũng như những ông già nhà văn thâm trầm mà lãng mạn.
Các bạn già nhà văn cũng như Tết vậy, mỗi năm chắc sẽ già dặn hơn, rồi đến khi mình cũng thành nhà văn già, thì mình cũng hòa vào Tết. Để đến khi con cháu nhớ đến mình mỗi khi Tết đến xuân về. Hạnh phúc của một đời viết văn, kể như khuôn lại bấy nhiêu cũng là nhiều.
Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014
Xuân Giáp Ngọ nói chuyện về ngựa hay trong Tam Quốc
Trần Đông Phong
Bước sang ngày 31 tháng 1 năm 2014 là vào năm Giáp Ngọ theo âm lịch. Năm Ngọ nghĩa là năm Ngựa. Giáp là ngôi đứng đầu trong thiên can 10 ngôi: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí. Vậy có thể coi Giáp Ngọ là năm của ngựa đầu đàn hoặc là tuấn mã, bảo mã, hay nói nôm na là ngựa hay. Vậy thế nào là ngựa hay? Ngựa hay là ngựa phải có năng lực đặc biệt và liên quan đến nhân vật, sự kiện lớn tầm quốc gia và nếu có thơ đề vịnh thì càng thú vị. Trên các trang báo Tết năm nay nhắc nhiều đến những con ngựa nổi tiếng trong truyện Tam Quốc, như là ngựa Đích Lư cứu Lưu Bị ở Đàn Khê, ngựa Xích Thố giúp Quan Công chém tướng. Một số bài kể tên ngựa nghe rất kêu, nhưng không đúng như trong Tam Quốc diễn nghĩa, cũng như không nêu xuất xứ tên ngựa. Ngựa cứu Tào Tháo trong sự kiện Uyển Thành tên là Đại Uyển, lại gọi là Tuyệt Ảnh. Triệu Tử Long cưỡi ngựa màu trắng lại được gọi là Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử. Trương Phi cưỡi ngựa đen, nhưng lại gọi là Ô Vân Đạp Tuyết, nghĩa là Mây đen giẫm tuyết trắng, có vẻ hoa hòe hoa sói. Những tên này chủ yếu lấy từ các trò chơi games điện tử. Tuy thế vẫn còn thiếu một con ngựa quan trọng.
Bài này đề cập đến con ngựa mà chưa báo nào nói đến, nhưng có chiến tích đặc biệt trong truyện Tam quốc diễn nghĩa. Đó là là ngựa Ngọc Long của Tôn Quyền (182-252). Tôn Quyền là con thứ hai của Tôn Kiên, người mở nghiệp ở Giang Đông. Tôn Kiên truyền lại ngôi cho con trai cả là Tôn Sách, Tôn Sách lại truyền ngôi cho em là Tôn Quyền. Đến đời Tôn Quyền thế chân đỉnh mới thực sự hình thành: Đông Ngô, Bắc Ngụy, Tây Thục. Đánh giá về Tôn Quyền, người đời sau có thơ rằng (Tam Quốc diễn nghĩa, Hồi 108):
Nguyên tác:
能使臣僚肯尽忠。
二十四年兴大业,
二十四年兴大业,
Phiên âm:
Tử tu bích nhãn hiệu anh hùng
Năng sử thần liêu khẳng tận trung
Nhị thập tứ niên hưng đại nghiệp
Long bàn hổ cứ tại Giang Đông.
Chú thích:
- Tử tu bích nhãn: Tả Tôn Quyền râu tím, mắt xanh.
- Nhị thập tứ niên: 24 năm, từ 229 đến 252, thời gian xưng đế của Tôn Quyền.
- Giang Đông: Đông Ngô, vùng đất phía đông nam sông Trường Giang.
Dịch thơ:
Mắt xanh râu tím rõ anh hùng
Tài khiến bao người tỏ tận trung
Hai bốn năm tròn xây nghiệp lớn.
Hổ chầu, rồng cuộn ở Giang Đông.
(TĐP dịch)
Sự nghiệp của Tôn Quyền tuy hiển hách như thế, nhưng cũng có lúc nguy nan, may nhờ sức ngựa mà vượt qua. Đó là vào năm 213, tại địa điểm Hợp Phì đã diễn ra trận giao tranh ác liệt giữa quân của Tào Tháo và quân của Tôn Quyền. Kết quả là quân của Tào Tháo do Trương Liệu chỉ huy đại thắng, uy danh lẫy lừng khiến cho trẻ em ở đây đang khóc đêm cũng phải nín khi nghe tên Trương Liêu. Tôn Quyền thoát chết trong trận này chỉ trong gang tấc. Số là Tôn Quyền bị mắc mưu phục binh của Trương Liêu ở bắc bến Tiêu Diêu, thua chạy đến cầu Tiểu Sư, thì cầu gãy đứt hơn một trượng. Theo lời của quân lính, Tôn Quyền cho ngựa lùi lại lấy đà, rồi thúc ngựa nhảy vọt qua khúc cầu gãy, chạy thoát về phía nam. Nếu không thì lịch sử đã có thế có một trang khác. Đó là ngựa Ngọc Long. Đời sau có người làm bài thơ ca ngợi con ngựa của Tôn Quyền về sự kiện này so sánh với ngựa Đích Lư cứu Lưu Bị, mà La Quán Trung đã ghi lại trong truyện Tam quốc diễn nghĩa, Hồi 67:
Nguyên tác:
的卢当日跳檀溪,
又见吴侯败合淝。
退后着鞭驰骏骑,
逍遥津上玉龙飞.
Phiên âm:
Đích Lư đương nhật khiêu Đàn Khê,
Hựu kiến Ngô hầu bại Hợp Phì。
Thoáihậu trước tiên trì tuấn kị,
Tiêu Diêu tân thượng Ngọc Long phi.
Chú thích:
- Đích Lư: Tên ngựa Đích Lư cứu Lưu Bị ở thác Đàn Khê.
- Đàn Khê: Suối Đàn Khê nơi lưu Bị gặp khó được ngựa Đích Lư nhảy vọt lên cao 3 trượng chạy thoát, trong khi quân địch đuổi sát phía sau.
- Hợp Phì: Địa điểm chiến lược thường có giao tranh giữa Bắc Ngụy và Đông Ngô thời Tam Quốc.
- Tiêu Diêu: Bến sông có cầu Tiểu Sư nơi Tôn Quyền thoát hiểm.
- Ngọc Long: Tên ngựa cứu Tôn Quyền trên cầu Tiểu Sư.
Dịch thơ:
Đích Lư ngày trước vượt Đàn Khê
Nay thấy Tôn Quyền bại Hợp Phì
Lùi bước, vút roi, oai tuấn mã
Tiêu Diêu bến ấy Ngọc Long bay.
(TĐP dịch)
Sau trận Hợp Phì năm 213, Tôn Quyền củng cố liên minh Ngô-Thục và xưng Hoàng đế Đông Ngô (229-252), cục diện Tam Quốc chính thức hình thành. Rõ ràng là ngựa Ngọc Long đã đóng góp phần không nhỏ cho sự nghiệp của Tôn Quyền nói riêng và thế chia ba thiên hạ nói chung.
Thật là:
三分鼎足浑如梦
踪迹空留在世间
Tam phân đỉnh túc hồn như mộng
Tung tích không lưu tại thế gian.
Nghĩa là:
Chân vạc chia ba như giấc mộng
Còn đây dấu vết giữa nhân gian.
(TĐP)
CHÚC MỪNG NĂM MỚI
Đầu xuân năm mới Giáp Ngọ, BBT chúc bạn đọc và cộng tác viên BlogE một năm dồi dào sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Nhân dịp này chúng tôi xin gửi tới các bạn bản nhạc Happy New Year do Ban nhạc ABBA trình bày thay cho quà mừng tuổi đầu năm nhé.
Bạn nào muốn hát bài này có thể xem thêm lời tiếng Anh trong nguyên tác và lời Việt do Địa Hải sáng tác.
Lời bài hát
No more champagne
And the fireworks are through
Here we are, me and you
Feeling lost and feeling blue
It's the end of the party
And the morning seems so grey
So unlike yesterday
Now's the time for us to say
Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I
Sometimes I see
How the brave new world arrives
And I see how it thrives
In the ashes of our lives
Oh yes, man is a fool
And he thinks he'll be okay
Dragging on, feet of clay
Never knowing he's astray
Keeps on going anyway...
Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I
Seems to me now
That the dreams we had before
Are all dead, nothing more
Than confetti on the floor
It's the end of a decade
In another ten years time
Who can say what we'll find
What lies waiting down the line
In the end of eighty-nine
Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I.
And the fireworks are through
Here we are, me and you
Feeling lost and feeling blue
It's the end of the party
And the morning seems so grey
So unlike yesterday
Now's the time for us to say
Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I
Sometimes I see
How the brave new world arrives
And I see how it thrives
In the ashes of our lives
Oh yes, man is a fool
And he thinks he'll be okay
Dragging on, feet of clay
Never knowing he's astray
Keeps on going anyway...
Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I
Seems to me now
That the dreams we had before
Are all dead, nothing more
Than confetti on the floor
It's the end of a decade
In another ten years time
Who can say what we'll find
What lies waiting down the line
In the end of eighty-nine
Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I.
Lời Việt do Địa Hải sáng tác.
1. Xin chúc cho mọi nhà cùng người thân hân hoan đón xuân. Năm cũ đi, năm mới sang, đón thêm bao tin vui nơi nơi. Chào năm mới trong gió xuân an lành, rộn ràng bao câu ca thắm tươi, ai cũng vui bên gia đình, chúc năm nay an khang mọi nhà.
Điệp khúc: Happy New Year, Happy New Year. Nào bạn ơi hãy ngân lên khúc ca tươi vui. Chúc cho nhau những câu yêu thương 1 năm mới an lành. Happy New Year, Happy New Year. Nào cùng nhau hát vang lên Happy New Year. Tết nơi nơi, hãy nắm tay nhau chờ giây phút giao thừa tết cho mọi nhà...
2. Xin chúc cho ông bà và mẹ cha được luôn sống lâu. Vui đón xuân bên cháu con. Bé thơ đang mong bao lì xì. Ngày đầu năm ai cũng vui sum vầy cầu tình duyên mình đi lễ chùa. Trong nắng xuân, chim én bay, khắp nơi nơi muôn hoa khoe tươi... gió xuân chan hoà tiếng reo ca... (Điệp khúc)
3. Xin chúc cho mọi nhà cùng người thân hân hoan đón xuân. Năm cũ đi, năm mới sang, đón thêm bao tin vui nơi nơi. Ngày đầu năm ai cũng vui sum vầy, cầu tình duyên mình đi lễ chùa. Trong nắng xuân chim én bay khắp nơi nơi muôn hoa khoe tươi... gió xuân chan hoà tiếng reo ca... (Điệp khúc)
Điệp khúc: Happy New Year, Happy New Year. Nào bạn ơi hãy ngân lên khúc ca tươi vui. Chúc cho nhau những câu yêu thương 1 năm mới an lành. Happy New Year, Happy New Year. Nào cùng nhau hát vang lên Happy New Year. Tết nơi nơi, hãy nắm tay nhau chờ giây phút giao thừa tết cho mọi nhà...
2. Xin chúc cho ông bà và mẹ cha được luôn sống lâu. Vui đón xuân bên cháu con. Bé thơ đang mong bao lì xì. Ngày đầu năm ai cũng vui sum vầy cầu tình duyên mình đi lễ chùa. Trong nắng xuân, chim én bay, khắp nơi nơi muôn hoa khoe tươi... gió xuân chan hoà tiếng reo ca... (Điệp khúc)
3. Xin chúc cho mọi nhà cùng người thân hân hoan đón xuân. Năm cũ đi, năm mới sang, đón thêm bao tin vui nơi nơi. Ngày đầu năm ai cũng vui sum vầy, cầu tình duyên mình đi lễ chùa. Trong nắng xuân chim én bay khắp nơi nơi muôn hoa khoe tươi... gió xuân chan hoà tiếng reo ca... (Điệp khúc)
TẾT VỀ VẮNG MẸ
Ngô công Thành
Con cháu xum vầy đông đủ cả
Nhà mình chỉ còn thiếu mẹ thôi
Miền thiên cổ ngàn trùng cách trở
Mẹ có về được không, mẹ ơi?.
Con ở xa về không gặp mẹ
Quặn thắt ruột gan mắt lệ nhòa
Quất đau ủ rũ không tạo thế
Đào buồn ngơ ngẩn chẳng tươi hoa.
Âm u trời đất mang thương nhớ
Rắc đầy phố vắng, đổ đầy sông
Tết đến trên đời không có mẹ
Trống trải mùa xuân, trống trải lòng.
Con cố nhìn xa tìm bóng mẹ
Sau màn sương khói phất phơ bay
Mẹ ơi, năm mới mừng tuổi mẹ
Vạn sự tốt lành…
Mẹ có hay?
(HN - 30 tết Giáp Ngọ)
Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014
Nên đi chúc tết thế nào?
Vương Trí Nhàn
Câu chuyện mồng một đi chúc tết bè bạn, dưới con mắt nhà văn Nguyễn Công Hoan hơn bảy mươi năm trước. Ngòi bút đã viết nên những Oẳn-tà roằn, Đôi giày mất dạy, Cô Kếu gái tân thời.... vốn nhạy cảm với những gì là phi tự nhiên, éo le, kỳ cục. Trong những sáng tác viết về tết, thói quen ấy vẫn được ông khai thác triệt để.
Sở dĩ một thiên truyện như Người ngựa và ngựa người để lại trong bạn đọc cái dư vị chua xót là do nó đã nêu lên một nghịch cảnh mà trong những khi bận rộn tết nhất, người ta ít để ý: ấy là giữa lúc thiên hạ náo nức vui tết với gia đình, có những kẻ vẫn phải lang thang kiếm sống. Và tình thế lại càng thê thảm hơn, khi xảy ra cảnh đò nát đụng nhau, tức là trong cơn tuyệt vọng, hai kẻ khốn khổ đó (ở đây là một phu xe ế hàng và một gái nhà thổ không bói ra khách) còn lừa lọc nhau, rút cục là người nọ làm khổ người kia, và đứng ngoài nhìn, chúng ta chỉ có cách cười ra nước mắt.
Trong một truyện ngắn mang tên Năm mới tôi mừng ông (in trong một tập sách tết, 1943) Nguyễn Công Hoan lại trình ra một cảnh trớ trêu khác.Sở dĩ một thiên truyện như Người ngựa và ngựa người để lại trong bạn đọc cái dư vị chua xót là do nó đã nêu lên một nghịch cảnh mà trong những khi bận rộn tết nhất, người ta ít để ý: ấy là giữa lúc thiên hạ náo nức vui tết với gia đình, có những kẻ vẫn phải lang thang kiếm sống. Và tình thế lại càng thê thảm hơn, khi xảy ra cảnh đò nát đụng nhau, tức là trong cơn tuyệt vọng, hai kẻ khốn khổ đó (ở đây là một phu xe ế hàng và một gái nhà thổ không bói ra khách) còn lừa lọc nhau, rút cục là người nọ làm khổ người kia, và đứng ngoài nhìn, chúng ta chỉ có cách cười ra nước mắt.
Lần này, ông lấy một chuyện chính ông đã trải để kể với bạn đọc.
Ấy là một lần, đúng mồng một tết, ông tới thăm nhà một đồng nghiệp dạy học tên là Định.
Người này với ông không thật thân nên không mấy khi ông đến chơi.
Mà ông lại không nhớ số nhà, chỉ ang áng quãng ấy quãng ấy.
Vào cửa, ông được con sen trong nhà tưởng là khách quen nên mời ngay lên gác để gặp chủ và trong khi đang lên cầu thang, ông được chủ mời làm một chân tổ tôm.
Nghe tiếng, đã hơi ngờ ngợ, đến lúc chủ nhà ngẩng mặt lên, mới biết đã vào nhầm nhà, đành xin lỗi quay ra. Lúc ông xuống thang còn nghe chủ nhà mắng đầy tớ:
- Con ranh con, cửa cứ mở toang, ông Hoan đấy chứ, giá là kẻ gian thì có chết không?
Đến nước này, tự nhiên tác giả cảm thấy bẽ bàng vô hạn: “Như bị một phát đạn nữa, tôi vội vàng trút trả miếng trầu và điếu thuốc lá, cút thẳng một mạch”.
Kể ra đây cũng là một tình thế trớ trêu, mà người ta ai cũng có thể gặp, nhất là những khi sơ ý. Có điều, đằng sau câu chuyện mua vui, cái dụng ý của Nguyễn Công Hoan trong thiên truyện này ở chỗ khác.
Mặc dù là một người ghét lý luận, lại càng ghét sự dông dài trong khi thuật truyện, song trước khi kể lại cái “kỷ niệm để đời” nói trên, Nguyễn Công Hoan vẫn để ra một đoạn dài gọi là trữ tình ngoài đề mà chúng tôi muốn chép lại đầy đủ như sau:
“Tối ba mươi tết năm ấy, tôi cố xong tất cả các công việc để đến hôm sau, chịu cái tai nạn nó làm mất cả ngày: nạn tiếp bạn đến mừng tuổi và nạn mừng tuổi bạn.
Việc đi mừng tuổi nhau hôm mùng một đầu năm thật là một cái nạn.
Còn gì khổ cho bằng phải tiếp những người hoặc đi đến nhà những người quanh năm chẳng gặp nhau lần nào, trừ tết nguyên đán. Chuyện đã chẳng có gì để nói, mà cứ phải cười gượng, nịnh nhau sằng, rồi mắt trước mắt sau chỉ muốn chuồn cho mau đến nhà khác để cũng làm cái công việc nhạt nhẽo ấy.
Còn gì dơ dáng cho bằng mình vừa ở nhà một ông bạn chẳng thân gì, đã không có chuyện để nói, mà độ nửa giờ sau, ông bạn ấy đã lại nghễu nghện đến nhà mình cũng chẳng để nói một chuyện gì hơn là để mình khỏi trách là xử quỵt.
Cho nên, ngày mồng một tết, ở nhà nhưng nói dối là đi vắng, tức là đã làm một việc nghĩa rất to tát. Nhiều ông chỉ cần dò xem mình không có nhà lúc nào là đến tót ngay, để quảng lại trên bàn tấm danh thiếp rồi đi cho mau, để lại quẳng vào nhà khác tấm danh thiếp.
Đến nhà người ta mừng tuổi mà được chủ đi vắng, nhiều người cho là một sự may.
Vậy mà lối giao thiệp giả dối này lại rất cần cho những chỗ bè bạn sơ sơ. Vì quanh năm chẳng đến nhà nhau, hôm mồng một tết cũng chẳng đoái hoài đến nhau nốt, ấy là tỉnh bằng hữu đi đứt”.
Không chỉ các nhà nghiên cứu mà trước tiên, bản thân Nguyễn Công Hoan đã chú ý tới một nét tiểu sử bản thân nó quy định tính cách con người ông. Ấy là ông xuất thân từ một gia đình phong kiến có nền nếp, thứ phong kiến thanh đạm, biết giữ đạo trung dung, và thường có một chút bảo thủ trong cách nhìn nhận sự đời.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã khái quát :
“Nếu có quan hệ đối lập giữa nam và nữ thì ông đứng về phía nam. Giữa bố mẹ và con cái thì ông đứng về phía bố mẹ. Giữa vợ cả và vợ lẽ thì đứng về phía vợ cả”.
Thế thì giải thích làm sao cái trường hợp phá cách nói trên, nghĩa là thái độ ngán ngầm ra mặt của ông với một nghi lễ thiêng liêng và phổ biến trong ngày tết?
Ở đây, chúng ta phải đối chiếu giữa nghi thức và cái cách người ta thường tiến hành nó để cùng nhận chân ra một sự thực:
--Nghi thức ra đời và tồn tại là để bảo đảm tính chất trang nghiêm của một buổi lễ. Trong những quy định đôi khi rườm rà, cổ nhân cốt lưu ý con cháu rằng đây không phải là một chuyện thông thường mà là một dịp đặc biệt.
Các nhà nghiên cứu về Nho giáo thường nói lễ là để bày tỏ cái thành ý, kính ý.
Trong cuốn sách viết về Khổng Tử, từ con mắt nhìn của con người hiện đại, Nguyễn Hiến Lê cũng nhấn mạnh “các nghi thức mà ngày nay chúng ta cho là phiền phức chính là có mục đích phát dương những tình cảm đôn hậu của ta”.
Tuy nhiên, là một sản phẩm của lịch sử, nghi thức cũng không tránh khỏi một tình trạng mà ngày nay, ta gọi là sự tha hoá, tức là hình thức không đi kèm với nội dung, và ở một số người trong một số trường hợp, sự cảm động thiêng liêng càng ít, thì nghi thức càng trở nên cầu kỳ rắc rối.
Nghi thức trong những ngày tết cũng không tránh khỏi sự biến dạng đó.
Sự thực này không lọt khỏi con mắt quan sát tinh quái của Nguyễn Công Hoan.
Trong ông không chỉ có con người trọng lễ giáo mà còn có con người thực sự cầu thị, chán ghét mọi chuyện phi tự nhiên, giả dối, cho nên ông đã lên tiếng. Mà khi đã nói, thì ông nói hơi trắng trợn , đến mức như là bất chấp tất cả.
Về phần mình, giờ đây đọc lại thiên truyện, chúng tôi cho rằng một mặt nghi thức rất cần, bao giờ cũng cần, mặt khác, những gì quá ư cầu kỳ mà lại vô bổ nên được xem xét lại.
Và nhất là trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không nên tiến hành nghi thức một cách giả tạo.
Với lối nói có phần cực đoan của mình trong thiên truyện nói trên, Nguyễn Công Hoan còn kể là ông chia bạn bè ra làm bốn loại:
“--Hạng nhất là các bạn quen xoàng hoặc hay giận
-- Hạng nhì là các bạn quen xoàng nhưng đại lượng.
-- Hạng ba là các bạn thân vừa
-- Hạng bét là các bạn thân”.
Và mỗi năm ngày mùng một tết ông cư xử như sau:
” Tôi chỉ cần đi chúc tết các bạn hạng nhất, còn từ hạng nhì trở đi, không tết năm nào tôi xử lại sòng phẳng”.
Chúng tôi chép đoạn văn này ra đây, không phải để... khuyên bạn đọc làm theo, mà là để bạn đọc tham khảo và tìm ra cách đi chúc tết tốt nhất và phù hợp nhất với bản thân.
Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014
Đại sứ quán Việt Nam tại Panama tổ chức Tết Nguyên đán mừng Xuân Giáp Ngọ 2014
Ngày 26/01/2014, Đại sứ quán Việt Nam tại Panama đã tổ chức Tết Nguyên đán cổ truyền Xuân Giáp Ngọ 2014. Đến dự có đông đảo 52 bà con cô bác cộng đồng người Việt Nam tại Panama.
Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân, Đại sứ Nguyễn An Duy phát biểu cảm ơn và nhiệt liệt chào mừng bà con, cô bác, người Việt Nam khắp nơi ở Panama đã về dự đông đủ; bày tỏ mong muốn xây dựng cộng đồng đoàn kết, giầu mạnh; khẳng định những thành tựu to lớn của đất nước, giữ vững ổn định phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống của nhân dân, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; mở rộng quan hệ quốc tế, nâng cao vị thế đất nước trong khu vực và trên thế giới.
Đại sứ khẳng định chính sách người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Nhấn mạnh, Đại sứ quán đã, đang và sẽ là chỗ dựa tin cậy của bà con, cô bác; cảm ơn bà con về tấm lòng, về sự phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán cũng như những đóng góp chân thành và tích cực vào các hoạt động của Đại sứ quán; chúc bà con, cô bác năm mới dồi dào sức khỏe, hạnh phúc ấm no và thành công trong công việc.
Bà con cô bác rất cảm động và hân hoan về đoàn tụ cùng nhau đón Tết cổ truyền dân tộc thiêng liêng trong không khí vui vẻ, ấm áp tình cảm gia đình và của quê hương đất nước yêu dấu, cùng thưởng thức những món ăn ngày Tết bánh chưng, giò, nem, vv… do Đại sứ quán chuẩn bị./.
Thơ Haiku của Nhật Bản Hoa bìm bìm và nữ sỹ Chiyo-ni
Trần Đông Phong
Hôm nay lên mạng tình cờ thấy bài phê bình thơ dịch của Thái Bá Tân dịch thơ Haiku của Nhật Bản trên trang điện tử của Báo Đất Việt (http://baodatviet.vn/van-hoa/nguoi-viet/thai-ba-tan-dich-sai-pha-hong-tuyet-pham-haiku-nhat-ban-2365129/). Bài thơ nguyên tác chỉ có vài chữ Hán và chữ Nhật, chữ Hán thì mình biết rồi, còn vài chữ Nhật có thể dùng từ điển tra cứu được. Nhân đấy viết thành một bài, vừa để phân tích phê bình, vừa để mọi người thưởng thức thơ Haiku, một thể thơ đặc sắc của Nhật Bản.
朝顔に釣瓶とられて貰ひ水
Dịch nghĩa:
Hoa bìm bìm trong gầu, xin nước.
(Ý là ra giếng lấy nước thấy hoa bìm bìm trong gầu, không muốn phá vỡ cảnh này, nên đành đi sang hàng xóm xin nước)
Dịch thơ tiếng Anh:
The morning-glory, lo! Hath robbed me of my bucket, O! And I a-begginig water go.
(Theo Anh ngữ từ thư thoại, Trai Đằng Hòa Anh từ điển)
(Hoa bìm bìm, trông lạ chưa kìa, chiếm mất cái gầu của tôi. Ôi và tôi đi xin nước) (TĐP dịch từ tiếng Anh)
Dịch thơ tiếng Pháp:
Le liseron
A mis ses doigts sur le seau de mon puits
Je dois aller emprunter de l'eau au voisin.
A mis ses doigts sur le seau de mon puits
Je dois aller emprunter de l'eau au voisin.
(Theo Coyaud 1993)
(Hoa bìm bìm đặt những ngón tay lên chiếc gầu của cái giếng của tôi, Tôi phải đi xin nước ở hàng xóm) (TĐP dịch từ tiếng Pháp).
Bản dịch của Thái Bá Tân:
Từ rạng sáng,
Tôi cầm chiếc xô như cầm con tin,
Xin nước
(Thái Bá Tân)
Rõ ràng là hai bản dịch tiếng Anh và Pháp gần nghĩa với nhau và sát nghĩa với nguyên tác. Còn bản dịch của Thái Bá Tân hoàn toàn khác nghĩa gốc.
Trong nguyên tác, chữ朝顔 có âm Hán là Triêu nhan (nghĩa là Vẻ mặt buổi sáng), tên loài hoa bìm bìm, rau muống, không có nghĩa là rạng sáng.
Chữ 釣瓶 có âm Hán là Điếu bình, cái gầu múc nước giếng.
Trong bản dịch của Thái Bá Tân, chữ Rạng sáng và Con tin không có trong nguyên tác.
Bản dịch của Nhật Chiêu:
Hoa triêu nhan
Hoa triêu nhan
dây gầu vương hoa bên giếng
Nhật Chiêu
Fukuda Chiyo-ni (Kaga no Chiyo) (福田 千代尼Phúc Điền Thiên Đại Ni) (1703 - 1775): Nữ thi sỹ người Nhật thời kỳ Edo (1603-1867), nổi tiếng thần đồng với các sáng tác thơ Haiku từ năm 7 tuổi. Được coi là nhà thơ nữ nổi tiếng nhất của Nhật Bản về thể thơ Haiku. Thơ của bà nói về thiên nhiên và sự hợp nhất giữa thiên nhiên và con người. Bài thơ hay nhất của bà và được nhiều người biết đến là bài Hoa bìm bìm nêu trên. Ở Nhật Bản, hoa bìm bìm rất được yêu thích và thường xuất hiện trong thi ca.
Thơ Haiku rất ngắn, tính biểu tượng cao, nhiều ẩn ý, ẩn từ, đọc kỹ rất thú vị. Ở Việt Nam vẫn có các cuộc thi sáng tác thơ Haiku bằng tiếng Việt thu hút nhiều người tham gia.
(TĐP)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)