5 tháng sau, trong chuyến đi Ấm Thượng, Yên Bái thăm Bách, Tôi quyết định cùng NCT ghé thăm các Em như lời đã hẹn. Sự nhiệt tình và ân cần của các Em như NCT đã kể. Về đến đơn vị mấy ngày sau cả hai đứa vẫn vấn vương cái tình của các em, cái tình của các cô gái Phú Thọ, Tôi đặt bài với NCT từng em phải xuất hiên trong bài thơ của bạn.
Cả 5 người đều có trong bài thơ ấy, NCT tự sự thì quá rõ , tôi cũng chỉ thoáng qua và 3 em cũng vậy.
Em nhỏ nhắn, trăng trẻo, yểu điệu thục nữ vì đi guốc cao nên hay vấp trên đường tiễn chúng tôi ra ga xuất hiện trong khổ thơ.
Những nỗi buồn vui chẳng cuối chẳng đầu
cứ lẫn lộn chợt hiện rồi lại mất,
như viên đá trên đường không có mắt
vô tình níu lại bước chân em...
cứ lẫn lộn chợt hiện rồi lại mất,
như viên đá trên đường không có mắt
vô tình níu lại bước chân em...
Em là người tôi thích nhất. Giờ nghĩ lại lúc đó hơi ngu sao mình không nắm lấy tay em.
Em thứ hai là người mơ mộng, thích thơ, có cái miêng duyên dáng, xuất hiện trong khổ thơ:
Nói sao đây chỉ tại bạn quá lời
để em thích bài thơ tôi sẽ viết.
Tự trái tim em hay vì đâu? chẳng biết,
sao người ra đi bỗng thấy nao lòng?
để em thích bài thơ tôi sẽ viết.
Tự trái tim em hay vì đâu? chẳng biết,
sao người ra đi bỗng thấy nao lòng?
Còn Em thứ ba có đôi mắt đen láy và biết cười và cũng cười rất duyên. Em là người đưa chúng tôi thăm Trường trong lúc chờ cơm trưa- Người Phú Thọ khéo là vậy. Nay NCT đăng bài thơ này Em bỗng biến mất. Tôi còn nhớ nguyên tác của khổ thơ đầu viết về Em thế này :
Thị xã nhỏ chìm trong màu xanh
Tia nắng tới ngập ngừng bối rối
Nụ cười ai kéo mùa xuân trở lại
Cho hàng cây nói lời yêu đương
Nguyên tác là vậy. Bài thơ lúc đó như câu chuyện của 5 người, mang đậm chất lãng mạn của sinh viên, đậm chất ga lăng của BK, đậm chất chân thành, duyên dáng của con gái Phú thọ và thoảng qua cái hương vị của lính tráng mà thôi.
Tôi chẳng biết thế nào, NCT đã gặp em nào ấn tượng và đã sửa hai khổ thơ đầu làm tôi buồn vì thấy vắng em trong bài thơ như trước đây. Có thể đã có một cô gái Phú Thọ nào đó mắt xanh như bát nước chè xanh làm NCT xao xuyến.
Dù NCT có thanh minh sửa để đậm chất lính hơn và thể hiện khí thế hào hùng của người ra trận. Tôi chẳng cho là vậy. Thú thật cái thuật ngữ “bát nước chè xanh” vay mượn ấy để thể hiện tình quân dân chẳng hợp chút nào. Về lịch sử, thuật ngữ này sẽ hợp với những năm 50 của thế kỷ trước trong chống Pháp hay những năm 60 chống Mỹ ở Nghệ Tĩnh quê vợ NCT, chứ những năm 80 đó ở Phú Thọ đâu có phải vậy.
Tôi còn nhớ chuyện đồn Trần Đăng Khoa chê Tố Hữu về câu thơ “ đường ta rộng thênh thang tám thước”. Tố Hữu có sửa đâu và tư duy lúc đó là thế.
Đọc lại bài thơ này Tôi buồn và thấy mình như kẻ bạc tình. NCT hãy đính chính lại và tôn trọng lịch sử, tôn trọng người con gái ấy.
Tôi đang suy nghĩ có thể Tôi sẽ đòi lại bà chị.
He he, THK lên tiếng. NCT có lời tường trình nào không?
Trả lờiXóaSao Ông THK lại có thể đòi lại được bà chị nhỉ ? phải chăng, ngày xưa ông NCT đổi cho ông THK thứ gì để được bà chị của THK thế ?
Trả lờiXóaCô Giáo"nguoiyeu8e9e10e" ơi! Tôi không biết làm thơ, nhưng vào tháng tám năm ấy có lẽ cảm giác có mùa xuân trong tâm hồn của người lính trước một cô gái vào cuối Hạ sẽ có ý nghĩa nhiều chứ (THK).
Trả lờiXóaNếu như không có bài thơ nguyên tác, thì bài thơ "Thị xã màu xanh" của NCT đã là bài thơ hay rồi,nhưng quả là bài thơ nguyên tác có phần hay hơn:
Trả lờiXóa"..Tia nắng tới ngập ngừng bối rối
Nụ cười ai kéo mùa xuân trở lại
Cho hàng cây nói lời yêu đương..."
Một lối ẩn dụ rất hay, vì thế câu thơ trở nên có "hồn" và "tình" hơn!
THƠ là sự rung lên từ cõi lòng, nên có CHÂN vẫn thấy hay, dù không được gò ép về vần điệu..
Tôi cũng thích bài thơ nguyên tác hơn!
chuyện sẽ dài đây. hãy đợi nhé!
Trả lờiXóa"nguoiyeu8e9e10e" ơi! Cái cháy bừng của mùa hạ (xuân diệu)mà vẫn thấy mùa xuân trong người lính, hay quá!
Xóa