Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Ngô Thì Nhậm và bài thơ phương cách đối ngoại


Trần Đông Phong

Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803): Người Tả Thanh Oai, đỗ tiến sỹ, làm quan dưới triều Lê-Trịnh và Tây Sơn. Có tài văn thơ, chính trị, quân sự, ngoại giao. Các văn từ thay mặt nhà vua giao tiếp với nhà Thanh được đánh giá là xuất sắc và tập hợp trong cuốn Bang giao hảo thoại. Nghiên cứu Phật học có tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh rất có giá trị. Năm 1793 dẫn đầu phái bộ đi sứ nhà Thanh, chuyến đi này để lại tác phẩm Hoàng Hoa đồ phả rất đặc sắc.
            Dưới đây giới thiệu một bài thơ của Ngô Thì Nhậm tặng người bạn đi sứ phương Bắc thể hiện quan điểm ngoại giao đúng đắn và có giá trị đến tận ngày nay.

Nguyên tác:

使  
嘉儀  
節麾  
河輕旅況  
衣  
方物  
國威  
厚眷  
襟期    
任 

Phiên âm:

Tống Khế hữu Bắc s

Miễn hoài lân hảo triển gia nghi
   
Đặc giản từ thần ủng tiết huy
 
Vạn lí quan hà khinh lữ huống
 
Lưỡng ki sương tuyết phất chinh y
 
Tư tuân thức tạ quan phương vật
 
Chuyên đối toàn bằng trọng quốc uy
 
Chuẩn nghĩ công hoàn ưng hậu quyến
 
Tang bồng bất phụ thử khâm kì
   
Ngô Thì Nhậm
  

Dịch nghĩa:

Tiễn bạn là Khế đi sứ phương Bắc

Vì nước láng giềng tốt, lâu dài, nên triều đình chuẩn bị đồ lễ vật có giá trị.
Lại đặc biệt chọn viên quan có tài văn thơ để cầm cờ tiết quốc gia đi sứ.
Nơi sông núi biên ải vạn dặm, coi nhẹ cảnh xa xôi.
Hai năm sương tuyết phất trên áo người đi xa.
Cách giao dịch chủ yếu nhờ vào quan sát sự việc.
Toàn bộ việc đối đáp, dựa vào lấy quốc uy làm trọng.
Dự liệu sau khi công việc hoàn thành, nhận được sự đoái trông hậu hĩnh.
Để không phụ tấm lòng tang bồng của kẻ làm trai trong kỳ đi sứ này.  
(TĐP - 3/2014)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét