Cứ mỗi độ Xuân về, nhằm ngày 11, 12 tháng Giêng âm lịch, phường Trám, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ lại nô nức với lễ hội Trò Trám, hay còn gọi là Linh tinh tình phộc. Đây là lễ hội mang tín ngưỡng phồn thực rất cổ xưa của người Việt.
Đã có lúc lễ hội này bị lãng quên, do chiến tranh và cũng bởi tư duy hẹp hòi cho rằng, có nhiều phần dung tục. Mấy năm gần đây, lễ hội được phục dựng, gần như nguyên vẹn ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng cổ xưa…
Đã có lúc lễ hội này bị lãng quên, do chiến tranh và cũng bởi tư duy hẹp hòi cho rằng, có nhiều phần dung tục. Mấy năm gần đây, lễ hội được phục dựng, gần như nguyên vẹn ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng cổ xưa…
Ngôi miếu cổ, nơi diễn ra lễ hội là miếu Trò, nằm ở rìa xóm Trám (phường Trám), thuộc xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, cách đền Hùng khoảng 5 km về phía Đông Nam. Theo các nhà khảo cổ, đây là địa danh nằm trong vùng di chỉ đồ đá cũ của người Việt cổ. Tứ Xã có truyền thống hiếu học, nhiều người đỗ đạt cao. Đời vua Lê Hy Tông có cụ Nguyễn Quang Thành, đỗ Tiến sĩ năm 1680, khi mới 24 tuổi, làm quan tới chức Thiêm đô ngự sử; quan võ Chử Đức Cương, từng trấn ải biên thùy, được phong tước Quận công. Ngoài ra còn Nhất nguyên Nguyễn Tất An; Chánh tổng Nguyễn Công Hòa (còn gọi là "Tổng Cóc") người có thiên tình sử lãng mạn với bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương…
Tại đây, ngày 11 - 12 tháng Giêng (âm lịch), nhân dân tổ chức lễ hội Trò Trám. Lễ hội có hai phần: Phần hội gồm rước lúa thần và trình trò "Tứ dân chi nghiệp", còn gọi là "Bách nghệ khôi hài", do phường Trám diễn xướng có đặc điểm là: trò, vè, hí tiếu, trêu, ghẹo, múa vui. Trò Tứ dân chi nghiệp lấy cái cốt là diễn lại các nghề của bốn giai cấp đặc trưng trong xã hội thời phong kiến: Sĩ - Nông - Công - Thương. Song, trong các hành động, lời hát đều mang tính ẩn dụ, hài hước và đều quy về phồn thực. Màn cấy lúa, được thể hiện bằng các ca từ: "Người ta đi cấy lấy công/ Tôi nay đi cấy lấy ông chủ nhà" hoặc "Đi cấy thì gốc chổng lên/ Ngọn thời cắm xuống mới nên mùa màng". Anh đi câu thì hát: "Người ta câu diếc, câu rô/ Anh đây câu lấy một cô không chồng/ Có chồng thì nhả mồi ra/ Không chồng thì cắn, thì nuốt, thì tha lấy mồi". Lời hát của anh cung bông thì: "Mặc ai căng lưới ngọn bè/ Anh người phường Trám làm nghề cung bông/ Cô nào bông cán đã xong/ Muốn đi kịp chợ đón cung anh vào". Cô kéo sợi đáp lại: "Xin đừng quản thấp lo cao/ Bông em đã nỏ anh vào mà cung/ Sợi lôi ra bằng cổ chày/ Phường chài đón hỏi mua dây kéo thuyền". Đến như màn thầy Đồ với học trò, lời hát cũng đầy hài hước và ẩn dụ: "Học trò đi học sách kinh/ Tay cầm quản bút "quệt tình" nghiên đây/ Học trò đi học chữ thầy/ Học nhồi, học nhét bụng đầy văn chương"… Cứ thế phường Trám trình trò kéo dài hàng giờ, sôi động cả sân miếu.
Trung tâm đêm hội Trò Trám là tín ngưỡng phồn thực có tên gọi “Lễ mật” – một hoạt động mang tính tâm linh của người Việt cầu mong cho nòi giống trường tồn – “cầu đinh”... được thực hiện vào nửa đêm ngày 11, rạng sáng ngày 12 tháng giêng (âm lịch) tại miếu Trò. Sau lễ tế do các cụ bô lão trong làng thực hiện vào đầu giờ Tý, đúng chính Tý 0 giờ, diễn trò “ Linh tinh tình phộc”.
Bô lão làng Trám làm thủ tục tế lễ vào giờ Tý trước đền Trám
Sau khi hoàn thành việc tế lễ trước đền Trám (sau 12 giờ đêm), ông thủ từ làm lễ thắp hương để xin thần miếu lấy bộ linh vật "nõ, nường" được cất giữ tại nơi linh thiêng nhất của đền Trám xuống để trao cho cặp nam, nữ được làng chọn trước - hai linh vật tượng trưng cho giới nam và nữ được làm bằng gỗ, sơn màu đỏ. Theo quan niệm của người xưa, trò chỉ được diễn trong đêm tối vào đúng giờ “lành” chính Tý thì việc cầu may mới linh thiêng và ứng nghiệm.
Lấy linh vật "nõ, nường" từ nơi linh thiêng của đền Trám
Người đàn ông lực điền đóng khố, cởi trần, đầu chít khăn đỏ, cầm "nõ". Người nữ nông mặc yếm, váy ngắn thâm, cầm "nường". Sau khi làm lễ khấn thần miếu "Trám" xong, tất cả đèn, nến trong và ngoài miếu đều tắt, cụ từ gác miếu Trò hô ba lần câu "Linh tinh tình phộc". Theo quan niệm dân gian thì đây chính là phút "khởi nguyên" cho sự sống một vòng đời và được gọi là lễ "cầu đinh".
Thoát xác để hóa thân vào chàng lực điền dân gian
Sau mỗi câu "Linh tinh tình phộc", đôi nam nữ cầm "nõ'' và ''nường" lại chạm mạnh hai vật vào nhau và cứ mỗi lần chạm nhau như vậy, chiêng trống nổi lên, dân làng lại reo hò vui vẻ. Người ta quan niệm rằng, nếu cả 3 lần “nõ” và “nường” đều “phộc” trúng nhau, thì năm đó dân làng Trám sẽ có nhiều may mắn
"Nõ" tiến vào "Nường" sau giờ lành
Lễ hội Trò Trám ngày xưa, sau 3 câu "Linh tinh tình phộc", cụ từ sẽ hô to "Tháo khoán". Khi đó nam nữ thoải mái đuổi bắt nhau. Và đêm ấy là đêm của tình yêu: gái, trai tham dự hội được tự do tâm tình, cởi mở tấm lòng... Những đứa trẻ sinh ra từ đêm "Linh tinh tình phộc" trong làng được làng trọng thưởng. Nay việc này không còn được duy trì và chỉ mang tính tượng trưng phỏng theo tục cũ, nếp xưa. Đêm lễ hội kết thúc vào khoảng 1 giờ sáng ngày 12 tháng Giêng, để sáng hôm sau tiếp tục hội rước lúa thần.
Mỗi vùng quê lưu giữ trong mình một bề dày văn hóa, một nét tín ngưỡng dân gian riêng, nhưng lễ hội này quả thật có một không hai ở một nước Á đông như Việt Nam, càng làm phong phú thêm bức tranh văn hóa giàu bản sắc của dân tộc Việt Nam, một dân tộc có hàng nghìn năm lịch sử.
NCT (sưu tầm và tổng hợp)
Có ảnh chụp minh chứng thì có lẽ Lế hội này có thật đấy bác ạ. Chỉ có chuyện "tháo khoán' là hay nhất thì giờ chẳng còn nên Hội cũng kém hấp dẫn du khách. Hai cục gỗ chọc vào nhau "phộc" một cái thì có gì phải mất công lên xem nhỉ?
Trả lờiXóaAnh yêu ơi, mình đi lễ hội này nhé!
Trả lờiXóaNhất trí thôi. Mình sẽ đợi lúc cụ từ hô tháo khoán rồi dắt nhau ra rừng em nhỉ? Anh không thích đóng vai chàng thanh niên cầm Nõ đâu. Tối thế anh đâm trượt rồi mất giông cả năm của họ thì chết.
XóaNăm nay em thích có thằng ku!
XóaCon trai Quý Tỵ thì nhất rồi. Nhiều bộ trưởng của Chính phủ Việt Nam hiện nay cũng như nhiều Ủy viên Trung ương ĐCSVN đều tuổi Quý Tỵ đấy. Anh có hai thằng ku rồi, NN không cho để thêm nữa. Em vẫn còn suất à?
XóaChơi hết mùa Xuân đi, đẻ thằng cu năm Ngựa càng hay
XóaAnh yêu của em ko thấy trả lời nhỉ?
Trả lờiXóaAnh đây! Tối nay mồng 10 mình chơi trò "linh tinh tình phộc" em nhé, rồi mai ta đi hội Trò Trám, được không em?
XóaOK mấy h hả anh? hẹn ở đâu thì nhắn tin cho em nhá, he he
XóaCũng giờ chính Tý, canh ba như lễ hội, ở nhà em thôi.
XóaNhất trí anh iu!
XóaCái cô mặc yếm đỏ cầm NƯỜNG cứ cười toe toét, chắc là sướng lắm!
Trả lờiXóaCái cô cầm nường vừa già vừa béo, anh cầm nõ thì còi còi, bác NCT lấy ảnh minh hoạ chạ hấp dẫn tẹo nào, chạ sếch si gì sất
Trả lờiXóaMà cũng phải chọn người có kinh nghiệm chứ chọn cô trẻ quá không biết giữ Nường để Nõ "phộc" trượt ra ngoài thì làng Trám mất giông cả năm à, phải không các bác nhể?
XóaGớm bác này cứ lo hão, thời này làm gì có cô nào trẻ mà không biết chuyện vui đấy! còn chuẩn hơn các bác ấy chứ, ngày trước và đến tận bây giờ chắc gì các bác đã biết nhiều "trò vui" như các cô các cậu bây giờ?
XóaThông báo: nhà văn NXH đang dự lễ LINH TINH TÌNH PHỘC, NXH vừa nhắn tin cho tôi, lễ hội đang bắt đầu. Mọi thông tin của bài báo này sẽ được kiểm nghiệm thực tế đêm nay. (NCT)
Trả lờiXóaAnh NCT nhớ nhắn lại và nhắc Anh NXH có được chơi thì ngắm cho trúng nhé, Hội lớp E mới được lây cái may mắn hê !
XóaAnh NXH về chưa nhỉ, kết quả ra sao, thông tin cho độc giả Blog E biết đi?
XóaCác anh thấy bọn em hẹn hò nhau chuẩn ko? Khi nào các cụ hô tháo khoán là năm nay sẽ có thằng ku Quý Tỵ đấy nhé! Anh NXH ơi là anh NXH kiểu này anh thanh minh thế nào đây? Em hẹn anh yêu đi lễ hội mà bây giờ anh lại báo anh NCT đang ở lễ hội thế thì lạy ông tôi ở bụi này à? Cho dù anh có chụp ảnh với mấy ông nhà thơ nhà văn để thanh minh thì cũng ko thể được đâu. Thôi anh nhớ đừng thanh minh nữa nhé.
Trả lờiXóacác bạn thử nghĩ xem từ 'Fuck" trong tiếng Anh có phải bắt nguồn từ từ "phộc" trong tiếng Việt cổ không nhỉ. Có nước nào còn dùng từ kiểu "phộc" nưã không? Nhiều khi chúng ta cứ mai đi học tiếng Tàu mà quên mất tiếng tổ tiên mình rất là hay, có cả tượng hình và tượng thanah chỉ trong một chữ. Tôi thấy ngày xưa các cụ đặt tên làng chỉ có một chữ thôi mà rất dễ nhớ, chẳng bao giờ bị trùng tên, bây giờ đặt tên "hoa lá cành" trùng tên lung tung cả.Rồi các cụ dùng từ chỉ cái vật ấy cũng rất đắt nhé, lúc bé là chim, lúc thanh niên là C..., búc già là b... chỉ nghe nói đã thấy trình độ và sức khỏe thằng em thế nào rồi. Bao giờ trí tuệ chúng ta mới theo kịp các cụ người Việt cổ?
Trả lờiXóa