Cách đây 80 năm, khi mà yêu cầu cấp bách về độc lập dân tộc đặt ra, đã có cuộc tranh luận "nghệ thuật vị nghệ thuật" và "nghệ thuật vị nhân sinh", với hai đại diện chính là Hoài Thanh và Hải Triều (thân phụ Nguyễn Khoa Điềm". Chuyện đó chắc ai trong chúng ta đều có biết qua bài học.
Sau này, những chủ soái "nghệ thuật vị nhân sinh" trở thành ca sĩ của chính quyền, thì lại sản sinh ra dòng thơ bay bướm, lạc quan tếu, câu chữ lễnh loãng, vần vèo... Mà điển hình là thơ Tố Hữu. Khởi đầu là một phong trào phê phán thơ Tố Hữu của nhóm Nhân văn, dẫn đến cuộc đấu tranh Nhân văn -Giai phẩm nổi tiếng.
Đến thời Đổi Mới, những "Thi tử" của dòng thơ Tố Hữu với phương pháp sáng tác "hiện thực xã hội chủ nghĩa" vẫn tiếp tục giọng ca véo von, mà chủ lưu là ca ngợi chế độ mới. Có lẽ vì vậy mà một dòng thơ mới ra đời, trong đó dẫn đầu là Nguyễn Quang Thiều, với câu cú trúc trắc, phá cách, y sì thơ dịch. Thi đàn phân chia thành phe phái, một bên (cũ) chửi tung toành bên kia là không biết làm thơ, một bên (mới) dè bỉu đám thơ xưa là cũ dỉn.
Ngẫm cho cùng, dù cho dòng thơ mới khoác mỹ từ "hậu hiện đại" hay "cách tân", thì cũng như phong trào hip-pi, hip-hop, muốn nổi loạn, đả phá dòng chảy cũ.
Các bác làm thơ ở diễn đàn này, có xu thế ngâm ngợi như cha chú cách đây mấy chục năm, cũng tốt thôi. Nhưng nếu các bác không biết thi đàn hiện nay ra sao, thi phẩm hiện đại thế nào, thì e rằng quá thiếu sót. Trong số các thi nhân theo dòng thời đại, cũng có thể nhận chân ra 2 loại, một là làm thơ tưởng như không dính gì đến thời cuộc, nhưng đó là cách phủ định xã hội hiện tại. Còn một dòng nữa, cố gắng nói cái thực trạng xã hội. Nói chung, đó là những người đi tiên phong, và không muốn mình sống ngoài guồng máy xã hội.
Tôi lấy ra đây điển hình của 2 loại thơ mới.
Bài thứ nhất: Nhan đề TQ 2008 trong tập thơ "Chẹc chẹc chẹc", của Nguyễn Đình Chính
-Giao hợp đi đồng bào ơi
Phóng đạn tinh trùng
săn lùng tổ quốc
cột mốc trớ trêu bên đường
tổ quốc
thằng nhóc chăn bò con rơi
tổ quốc
đỉnh đồi lơ mơ nấm mồ
tổ quốc
gió hoang gào rú rách trời
tổ quốc
mi (zê) săn lùng
tổ quốc bi thương lê lết
trốn trong cây hoa ngũ sắc
lặng im
nhìn...
(TQ 2008)
Yên chí đi, đây là thơ có xuất bản, có giấy phép, hợp pháp chứ không phải chỉ ở blog lề trái.
Ở một cực khác, hãy đọc bài sau đây, mới tinh, trên facebook của nhà văn Hà Phạm Phú. Nhà văn HPP là chuyên gia về Trung Quốc, làm những phim hợp tác với Trung Quốc. Ông cũng có bài thơ "Nhớ ngày 17/2/1979"
Nhớ ngày 17/2/1979
Hơn ba mươi năm
Sáng ấy mình đến cơ quan
Mấy đồng đội được lệnh lên Lạng Sơn gấp
Trung Quốc xâm lược!
Người đi Cao Bằng, Quảng Ninh
Trung Quốc tấn công toàn tuyến biên giới!
Hướng Lào Cai, hướng ấy của mình.
Mình quen Mộng Lục
Nhà văn viết cho thiếu nhi, trên đường Hải Phòng - Hà Nội
Anh bị Trung Quốc bắn chết ở Lạng Sơn
Mình gặp những thi thể dân thường
Chết vì đạn pháo ở Cam Đường
Nắng thui vàng kinh khiếp
Một người lính hy sinh ở Nhạc Sơn
Đôi giầy cao cổ tuột cả dây buộc
Nhà máy điện Lào Cai bị đánh rớt xuống sông
Mố cầu phía Kim Tân bộc phá thổi bay biến mất
Những công sở ở Phố Lu bị đánh sập hết
Nhà máy apatit bị vét đến cả chiếc đinh ốc
Những chiếc cầu sắt bị cắt chặt rời
Người ta bảo có thể còn phải lùi
Nhưng chúng tôi thì tới
Phía bên này Lào Cai...
Mới hơn 30 năm trời
Sao có kẻ quên
Sao nhiều người quên
Sao cố tình quên?
Tóm lược mấy điều thế, đầu năm trao đổi với các bác yêu thích thơ. Nếu các bác làm thơ, cũng nên xem mình làm loại thơ nào, có tư tưởng gì không?
Các bác làm thơ trên blog này, thực ra hầu hết là đồ đệ của Tố Hữu, véo von và thích tụng ca. Mấy bác lớp E tuy chả có chức quyền gì, mà chê một lời còn nổi đóa lên, chứ nói các ông có chức cao quyền trọng, thì mong gì nghe lời nói khác ý mình. Các ông chỉ thích tình tang gái gú, chả thấy ông nào dám mở miệng nói về tâm thế, nhân văn. Thôi biến cái blog này làm tiêu đề "Ngợi ca cuộc sống tươi đẹp" đi các bác...
Trả lờiXóaEm thấy bác này hình như mắc bệnh cực đoan nên cứ phủ nhận sạch trơn như thế. Cuộc sống thời nào cũng thế cả, cái gì cần ngợi ca thì cứ ngợi ca, cái gì cần chê bôi thì cứ chê bôi chứ! Thơ ca phản ánh cuộc đời thì cũng nên như vậy. Chẳng lẽ cứ phải "chửi" ngậu xị lên thì mới không phải là "Thi tử" của dòng thơ Tố Hữu hay sao? Đọc thơ ở blogE của các bác, em thấy có một số bài thơ cũ các bác viết khi còn trẻ là có tư tường "lạc quan cách mạng". Cũng chả có gì đáng chê trách, vì cả thời ấy nó thế. Không có cái thời ấy, thì liệu bây giờ mình ở đâu, mình là ai? Còn thơ gần đây của các bác, em thấy cũng tình tứ lắm, cũng lãng mạn lắm, cũng sâu xa lắm (Các bác chả bình phẩm mãi còn gì?). Đấy là nói về nội dung cảm xúc, còn nói về nggôn từ, câu chữ thơ các bác, thì không phải bài thơ nào của lớp E trên blog cũng "hay" cả, nhưng em thấy em hiểu được. Và quan trọng là ... nó là thơ. Phó thường dân em chẳng hiểu lắm về thơ phú, nhưng, em nhớ ngày xưa đi học, cô giáo em dạy rằng: Thơ là hình thức nghệ thuật dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhịp điệu để thể hiện nội dung một cách hàm súc.
Trả lờiXóaVì không học bài học mới về thơ, nên em cứ tin như thế. Cứ bài viết nào có ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu, thể hiện một nội dung cảm xúc cô đọng, mà em có thể hiểu được, nhớ được, thì em đều coi là thơ. Gần đây, con trai em nó học đến bài Tập làm thơ, em cũng vài lần đọc thơ "hậu hiện đại", và hầu hết những bài thơ ấy làm em kinh hãi. Chẳng nói làm gì đến câu chữ trúc trắc, phá cách (phá cũng được!), nhưng em hãi nhất là ... em chẳng hiểu gì. Có cho em đọc ba ngày cũng chẳng thuộc nổi mấy câu. Chao ôi, dân chúng ít học như em thì sao đến được với thơ ấy, nói gì đến thế thái nhân tình được nói trong đó, chúng em hiểu sao được. Các nhà thơ này cứ giữ lấy mà đọc với nhau nhé. Hay lại nhờ ông Đỗ Hoàng dịch hộ? Nếu các bác lớp E học làm loại thơ ấy, mà không nhờ được ông Đỗ Hoàng dịch, thì nhờ ai đây? Nhờ bác NXH được không? Hay bác NCT, bác LPT? Nhiều bài thơ, tập thơ mới ấy được giải nọ giải kia, mà em vẫn rất "sợ", "phóng" nọ "phóng" kia, "gãi" này 'gãi" nọ vung vít cả lên ...
Tóm lại, em chốt đây này: Các bác viết gì thì viết, mới cũ gì thì mới cũ, nhưng ngoài các bác đọc mà hiểu, cũng phải cho chúng em đọc, hiểu được và thấy vui để sống tiếp. Còn không thì thôi.