Là độc giả, người bạn cùng quê Hải Hưng, tôi gửi tới blog của các bạn bài viết về quê hương. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho ai đó. Nếu có thể được, mong BBT chuyển sang một bài mới. Xin cảm ơn. (Bài đã đăng ở: http://k20h.blogspot.com).
Làng Yên quê tôi nghèo lắm, từ bao đời nay, người dân quê tôi chỉ chí thú làm ruộng và chăn nuôi theo kiểu tự cấp tự túc. Có người từ khi sinh ra đến khi chết đi chưa một lần bước qua cổng làng.
Thế rồi quê tôi cũng được nở mặt nở mày với thiên hạ. Chả là họ Triệu quê tôi bỗng có người là cán bộ cấp cao. Cũng không biết Triệu Đại Nhân làm cán bộ to cỡ nào và từ khi nào, chỉ đến khi Triệu lão gia từ trần thì làng tôi được đón cơ man nào là xe con từ khắp nơi về viếng. Vòng hoa xếp dọc hai bên đường.
Làng Yên quê tôi nghèo lắm, từ bao đời nay, người dân quê tôi chỉ chí thú làm ruộng và chăn nuôi theo kiểu tự cấp tự túc. Có người từ khi sinh ra đến khi chết đi chưa một lần bước qua cổng làng.
Thế rồi quê tôi cũng được nở mặt nở mày với thiên hạ. Chả là họ Triệu quê tôi bỗng có người là cán bộ cấp cao. Cũng không biết Triệu Đại Nhân làm cán bộ to cỡ nào và từ khi nào, chỉ đến khi Triệu lão gia từ trần thì làng tôi được đón cơ man nào là xe con từ khắp nơi về viếng. Vòng hoa xếp dọc hai bên đường.
Sau ngày đưa tang Triệu lão gia, làng tôi có nhiều đoàn cán bộ về chỉ chỉ, trỏ trỏ, đo đo, vẽ vẽ. Có đoàn còn mang cả máy móc về ngắm nghía, đo đo, đóng cọc, vẽ sơn. Họ nói là đang khảo sát lập dự án gì gì đó?.
Khoảng vài tháng sau, làng quê tôi bỗng ầm ầm bởi tiếng ô tô, máy móc và công nhân thi công suốt ngày đêm. Cũng chỉ dăm tháng sau, làng Yên đã có một con đường trải nhựa phẳng lỳ thay thế cho con đường đất lầy lội khi trước. Điện lưới quốc gia cũng được kéo tới từng hộ gia đình. Và điều này mới đáng nói hơn, ngay ở đầu làng người ta xây dựng một khu liên hoàn gì đó to lắm, đẹp lắm. Khu vực đó được bao bọc bởi các bức tường xây cao quá đầu người, phía trên còn được kéo dây thép gai. Phía trong có một tòa nhà 4 tầng và nhiều dãy nhà 2 tầng quét sơn vàng nhạt. Người dân quê tôi tự hỏi, không biết chính phủ xây dựng cái gì ở làng tôi?. Người thì đồn là khu dưỡng lão, người thì đoán đây là trường học…
Hôm khánh thành trung tâm, cũng có nhiều cán bộ cấp trên đi ô tô về dự.
Sau lễ cắt băng khánh thành, trung tâm đón nhận học viên, người dân làng tôi ngỡ ngàng bởi số học viên hầu hết còn trẻ, trai có, gái có, trắng trẻo, béo tốt có, gầy gò tong teo có. Đại đa số là tóc xanh, tóc đỏ, móng tay, móng chân xanh đỏ lòe loẹt. Chúng được người nhà đưa đến bằng ô tô riêng, tắc xi hoặc xe máy. Đi kèm với chúng là người nhà thuộc đủ tầng lớp. Có một điều chung nhất là chúng và người nhà chúng toàn nói tục, chửi bậy, khạc nhổ, vệ sinh bừa bãi. Thi thoảng cũng có một vài người mà mới nhìn qua đã biết là cán bộ cấp cao bởi phong thái bệ vệ, điềm đạm, quần áo đầu tóc chỉn chu. Những người này khi đưa người nhà đến thường hay đi xe công, rất ít nói và hay tránh mặt. Đi cùng xe thường có một phụ nữ luống tuổi, khóc đỏ mắt và đặc biệt là rất nhẹ nhàng và khéo nói. Lúc đó mọi người mới biết là nhờ Triệu Đại Nhân mà quê tôi có được Trung tâm cai nghiện ma túy.
Từ khi khởi công xây dựng dự án cho đến khi trung tâm nhận học viên, làng Yên quê tôi không ngày nào được bình yên. Đầu tiên là những nhà ở mặt đường thì đua nhau mở quán bia, quán ăn, quán cà phê, karaôkê đèn mờ, đèn tỏ, nhạc nhẽo xập xình, inh tai nhức óc; Người già thì suốt ngày bù khú tại các quán uống bia, mặt mày bí hiểm, thì thầm to nhỏ như buôn bạc giả. Đàn ông trung niên thì tụ tập cờ bạc, số đề thâu đêm suốt sáng. Nam thanh, nữ tú thì biến thành những anh, những ả tóc xanh, tóc đỏ, quần cộc áo ngắn, đứa thì miệt mài cày game, chát chít, đứa thì hát hò, nhảy nhót thâu đêm suốt sáng. Các bà, các mẹ thì ngắm vuốt, tung tẩy váy áo sặc sỡ, phấn son lòe loẹt. Đến ngay cả đám con nít cũng ham chơi, bỏ học, trốn học thường xuyên…
Người xưa có câu: “Thương nhau như thế bằng mười phụ nhau”. Triệu Đại Nhân quê tôi, không biết vì sao lại được làm cán bộ cao cấp? Chắc không phải do cái tâm, cái tầm. Những tưởng đóng góp ít nhiều công sức để xây dựng quê nghèo, nào ngờ … Cũng biết rằng hệ lụy hôm nay trăm sự là do: Đa-Tham-Sân-Si của người đời mà ra. Thế nhưng những người con như thế quê hương cũng chẳng đón chào. Đúng không các bạn?.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét