Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

NHỮNG DÒNG TÂM SỰ CỦA MAI HƯƠNG

Trước khi là cô giáo thành phố, Mai Hương em đã có một thời gian dài là cô giáo trường làng. Và MH nghĩ rằng, trong cách nghĩ và cách xử thế của mình, mãi mãi MH sẽ chỉ là một cô giáo trường làng mà thôi: Không muốn mở mấy “ca” dạy tại nhà trong một ngày, không có “kĩ năng” xé “phong bì” … Ở quê của MH, rất nhiều gia đình học sinh phải nhặt từng đồng bạc lẻ góp lại để đóng học phí cho con.
Hôm trước khi được anh NXH tặng sách, đọc triuyện “Trận mưa”, MH càng có nhiều suy ngẫm về sự khác biệt giữa một cô giáo nhà quê với một cô giáo thành phố …
Chắc bởi sự khác biệt nhau quá lớn như thế, nên có lẽ không mấy cô giáo thành phố có thời gian để nghĩ vớ vẩn như MH trong bài tản văn sau đây. Bài văn này em viết đã lâu. Hôm nay, em muốn chia sẻ trên blog E cùng mọi người. Đã rất nhiều người bàn về những cái không ra gì của ngành Giáo dục: Nào là lý thuyết hàn lâm, giáo điều; nào là học đòi không phải lối; nào là bệnh thành tích; nào là thương mại hoá … Với tầm nhìn hạn hẹp của một cô giáo trường làng, em không dám luận những điều lớn lao ấy. Chỉ là một chút tâm tư mong mọi người đồng cảm mà thôi.
(Mai Hương)

TÂM TƯ CÔ GIÁO TRƯỜNG LÀNG

Không biết từ bao giờ, tôi đã mang duyên nợ với văn chương. Ngày còn đi học, việc học hành bài vở của tôi cứ như cỏ cây giữa đất trời, tự uống nắng mưa mà lớn. Bố mẹ tôi là nông dân một nắng hai sương, thời gian đâu, kiến thức đâu mà bảo ban con cái. Chỉ biết rằng, từ khi còn nằm đưa võng cùng bà - Cái võng đay rách, đứt nhiều sợi - tôi đã nghe bà hát ầu ơ “Con cò bay lả bay la …”. Lớn thêm chút nữa, mỗi ngày đi chăn trâu cắt cỏ với anh trai, hay đi tưới bí tưới cà cùng chị gái, tôi lại ngây người ngắm những cánh cò trắng rập rờn, bay từ lời ru của bà, chao liệng trên thảm lúa xanh bát ngát … và đậu xuống hồn tôi. Thành cô thôn nữ sau mỗi buổi tan trường, đứng giữa biển lúa vàng mênh mông trong vụ gặt, nghe sóng lúa hát rì rào bản tình ca ngợi ca Đất Mẹ, mà lòng tôi cứ thấy xôn xao … Tất cả những cảm xúc ấy, những hình ảnh ấy, cứ đi vào những bài văn của tôi, hồn nhiên như cuộc sống. Và thế là, tôi đến với văn chương .
Không biết từ bao giờ, tôi đã ước ao mình được làm cô giáo. Chỉ biết rằng, khi cô giáo dạy văn có hai bím tóc đuôi sam, cất lên lời ca cao vút trong buổi khai trường:“Tâm hồn em, tươi mát xanh như bóng lá bàng, trái tim em, đỏ nhiệt tình như hoa phượng vĩ …”, tôi đã rất muốn hát theo cô. Rồi mỗi sớm đến trường làm trực nhật, đứng một mình trong lớp, tôi thấy bảng đen phấn trắng như cũng có tâm hồn. Và thế là, tôi đi học làm cô giáo .
Là cô giáo dạy văn, đã lắm niềm vui. Là cô giáo dạy văn trường làng, niềm vui còn ngập tràn hơn nữa. “Những đôi mắt tròn xinh”, long lanh những tia sáng ngây thơ, hồn nhiên, nghe như uống từng lời tôi giảng. Các em khóc cùng tôi trong “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Các em buồn day dứt cùng tôi khi nghe tâm sự của lão Hạc về cậu Vàng tình nghĩa. Các em mơ màng khi theo tôi về Thác Núi Lư mà “Xa ngắm …”. Giọng các em cũng hùng hồn hào sảng khi đọc cùng tôi “Đại cáo Bình Ngô”. Và, tôi còn dẫn các em đi lãng đãng trong sương mờ của Sa Pa lặng lẽ… Tôi sống trong từng cảm xúc. Để rồi, tôi muốn các em cũng sống trong nó như tôi. Tôi không giấu nổi niềm vui, khi bài kiểm tra nhận về, các em reo lên sung sướng – Những hoa Văn điểm 8, điểm 9 nở bừng trong trang vở em thơ.
Học sinh trường làng có cách thể hiện tình cảm của mình thật đến mức bất ngờ: Một mảnh thư bỏ giấu trong mũ cô lúc nào, chỉ vẻn vẹn ba từ “Em yêu cô”, nhưng cũng đủ cho tôi thấy đó là nét chữ của cô bé lớp trưởng đáng yêu, đáng mến. Một quả bưởi mang cho cô và bảo rằng đó là cây trái vườn nhà của một cậu trò chưa thật chăm ngoan. Những cái ôm chầm lấy cô cùng niềm hân hoan ánh ngời trong những đôi mắt đen lay láy, khi cô báo tin vui Đội tuyển Văn năm nay thắng lớn. Và cả những giọt nước mắt nhớ thương chân thành, lăn dài trên từng khuôn mặt mến yêu, khi nghe cô giáo chúc lúc chia tay .

Nhưng, là cô giáo dạy văn trường làng, ưu tư, buồn phiền cũng không hề ít. Những trăn trở cùng giáo án Đội tuyển, nhiều khi làm tôi, nửa đêm đi nằm rồi, lại trở dậy chép ghi vì sợ quên mất một ý văn hay vừa chợt đến. Những nỗi buồn bực chất chứa trong lòng khi còn nhiều học sinh chưa chăm, mà ngày thi lại đã tới gần. Những nỗi uất ức đến lặng người, đến không giảng nổi bài, khi nghe được lời bình rất thực dụng từ học sinh, trước một hình tượng văn chương đẹp … Và buồn nhất, là cách dạy văn và học văn của đại đa số hiện nay. Đã là văn chương, là cuộc đời, thì làm gì có khuôn, có mẫu. Nói chí lí như Nam Cao “Cái nghề văn, kị nhất là thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào!”. Lẽ ra, phải dạy cho các em thành thạo các kỹ năng, rồi mặc sức cho tâm hồn các em sáng tạo … Nhưng bởi bao người dạy, cũng chẳng biết “sáng tạo” thế nào, thì làm sao dạy nổi các em! Thế là, tung cho các em một cái khuôn đúc ra trăm thứ. Tất cả giống nhau, méo mó một chút, để rồi chẳng thành ra một sản phẩm gì … Và thế là, người học nhàm chán, bởi không thể nhớ máy móc được những góc cạnh của cái khuôn. Không nhớ được thì quên. Quên một bài văn “rẻ như bèo” này, thì lại lên google kéo về một bài văn “nhạt như nước ốc” khác. Dạy theo khuôn, viết theo mẫu …Văn chương chắp nối không liền, tạo thành một mớ từ ngữ vô duyên. Tiếng Việt lại được người học “sáng tạo” quá chừng nên câu chữ dùng toàn “cỏ dại”. Trong bao bài văn tôi đã đọc, đồng lúa mướt xanh với thảm lúa rực vàng, tất cả giống nhau, chỉ trừ màu sắc. Con chó với con mèo, cũng chỉ có tiếng kêu để phân biệt với nhau. Nói gì đến cánh cò, cánh vạc, không liệng bay mà cứ đứng vô hồn … Đã thế, người đời lại bạc bẽo với “nghề văn”. Bao người quan niệm: theo văn chương, không tìm được nghề “hot”, học văn chương, không thể làm giàu … để tủi hờn bao áng văn hay. Lẽ ra, người người đều phải hiểu rằng, học văn là học cho cả cuộc đời, để mình trở thành con người biết yêu biết ghét. Lẽ ra, mọi người đều phải thấu rằng, chuyện học văn chương không phải chỉ để có ích trong một sớm một chiều .
Bao nhiêu thứ, người ta mong lịch sử bước tiếp sang trang, mà sao chuyện dạy học văn, tôi lại “muốn đẩy thời gian lùi trở lại” … Mong lắm, một bước chuyển mình trong cách dạy học văn chương. Mong lắm, những bài văn hồn nhiên như cuộc sống. Mong lắm, những cánh cò đồng quê lại liệng bay giữa muôn nẻo đường Văn …
Những tâm tư như thế, có phải là đã vượt quá tầm suy nghĩ của một cô giáo trường làng? Những buồn vui như thế, phải chăng là thật xa vời trong nỗi trăn trở của một cô giáo nhà quê?
Bạn có cho rằng như thế?

(MAI HƯƠNG)

Thơ tình tháng Sáu (bài 5)

Một lần, sau giờ ăn trưa, mấy anh em cùng cơ quan ngồi nói chuyện vui về giác quan thứ sáu. Một bạn nam tâm sự rằng, không hiểu sao dạo này bạn ấy hay mơ về người yêu cũ, mặc dù hai người chia tay đã lâu và mỗi người đều có một gia đình riêng hạnh phúc. Không biết có điều gì xảy ra với cô gái đó không? Rồi, bỗng nhiên cô Trưởng phòng Tổng hợp đề nghị tôi viết một bài thơ tôn vinh mối tình đầu mà ai cũng lưu luyến mãi trong đời, trên cơ sở câu chuyện của bạn nam kia. Nếu bài thơ được nhiều người yêu thích, Phòng Tổng hợp sẽ chiêu đãi cả Vụ một chầu bia mệt nghỉ. Tháng sáu tôi đã nhận 4 hợp đồng rồi, hơn nữa, thơ không phải lúc nào cũng có thể “đẻ” ra được nếu không có cảm hứng. May mà tôi có một bài thơ viết từ mấy chục năm trước, hôm nay giới thiệu với các bạn.

CHIÊM BAO 

Anh chợt thấy em cười
Nụ cười duyên dáng quá!

Mái tóc dài buông xõa
Em quên tết đuôi sam?

Vẫn chiếc áo xanh lam
Em mang từ dạo ấy…

Bỗng giật mình tỉnh dậy
Mới biết mình chiêm bao!

Chúng ta đã xa nhau
Nhưng anh còn thương nhớ.

Hình bóng em trong mơ
Anh tạc thành bài thơ…
                                (NCT)

Các bạn hãy thư thả suy ngẫm những lời hay trong bản nhạc khuyến mại dưới đây nhé



Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

THÁNG BẢY HÃY ĐẾN THĂM FUJISAN

Fuji hay Fujisan ấy chính là núi Phú Sĩ, là ngọn núi lửa đã ngủ yên, là ngọn núi cao nhất của Nhật Bản với chiều cao thực 3.776 mét, mang hình chóp nón cắt ngọn, một biểu tượng nổi tiếng không chỉ ở đất nước Phù Tang mà vang danh cả phần còn lại của thế giới. Phú Sĩ là đề tài trong các bức họa và nhiếp ảnh nghệ thuật cùng văn chương và âm nhạc. Phú Sĩ trải dài thuộc tỉnh Shizuoka và Yamanashi nằm gần như trung tâm đảo Honshu. Đỉnh núi Phú Sĩ quanh năm tuyết phủ trắng chảy dài xuống lưng chừng xa trông như chất kem sữa đặc đầy chảy tràn từ miệng núi lửa. Chân núi có năm hồ nước ngọt lớn là các hồ Kawaguchi, Yamanaka, Sai, Motusu và Shiju. Cùng với hồ Ashi ở gần đó chúng tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp cho ngọn núi làm cho Phú Sĩ càng hùng vĩ.
      Các nhà khoa học xác định Phú Sĩ có bốn thời kỳ hoạt động núi lửa. Lần phun trào gần nhất cách nay hơn 300 năm (1707). Ngọn núi lửa nay đã “chết”. Tuy nhiên người ta vẫn lo nó sắp “thức giấc” trở lại. Nỗi lo lắng ấy có lý khi các áp lực địa chất ngày một mạnh hơn trong thời gian qua như trận động đất mạnh 9 độ Richter hồi năm 2011 xảy ra ngoài thềm đại dương, kết hợp một cơn dư chấn mới đây gần Phú Sĩ đang tạo áp lực cực lớn lên bầu magma của núi lửa. Áp lực ấy cao gấp 16 lần mức bình thường. Con số thật “đáng sợ”. Người ta dự tính một khi Fujishan phun trào trở lại nó có thể ảnh hưởng tới 400.000 người và gây thiệt hại hơn 30 tỷ USD.
      Hàng năm, du khách chỉ có thể leo lên đến đỉnh núi Phú Sĩ vào hai tháng 7 và 8. Người quản lý cho hay, từ mồng 1 tháng 7 hằng năm người ta làm lễ mở cửa ở núi Gogome thuộc cửa Yashida, cho đến ngày 31 tháng 8 thì mọi hoạt động chính thức kết thúc. Đây là thời gian Phú Sĩ có nền khí hậu lý tưởng nhất. Trên đỉnh núi gió nhẹ, nhiệt độ từ 5 đến 6 độ C. Mặc dù thời gian mở cửa không nhiều song hằng năm vẫn lôi cuốn tới 25 triệu người Nhật Bản và ngoài nước tới tham quan du lịch. Công việc trèo lên đỉnh núi Phú Sĩ với người Nhật Bản được coi là công việc thiêng liêng cố gắng làm một lần trong đời. Những người leo núi thường bắt đầu cuộc hành trình từ buổi chiều xuyên qua đêm để rồi sáng sớm hôm sau được ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc ở trên núi. Từng  đoàn người nối đuôi nhau trong màn đêm được soi rọi qua ánh đèn pin lung linh rực rỡ xa trông như một con rồng khổng lồ đang cuộn mình trườn ngược.
      Lên đỉnh Phú Sĩ phải mất từ 5 đến 9 giờ, nhưng khi xuống chỉ cần 3 giờ đồng hồ. Thời tiết khắc nghiệt, đường leo khó khăn hiểm trở nếu không có “lửa từ trái tim” thì không đủ nghị lực để…leo. Với người Nhật Bản Phú Sĩ là ngọn núi thần núi thiêng che chở cho đất nước Nhật, đem đến sự tốt lành may mắn. “Thứ nhất Fuji, thứ nhì Naka, thứ ba Nasa”. Có nghĩa là vào đêm mồng 1 Tết, may mắn nhất là người có giấc mơ thấy Phú Sĩ, thứ nhì là Chim ưng, và thứ ba là Cà tím. Những người sùng bái núi Phú Sĩ đã thành lập một tổ chức “tín ngưỡng ngọn núi” này có tên là Fujiko. “Nhật Bản không núi Phú Sĩ – Nước Mỹ không tượng Nữ thần Tự Do” – dân Nhật nói thế.       
     Hồ Ashinoko là một trong “Ngũ hồ” nằm quanh núi Phú Sĩ và là hồ lớn nhất đến nỗi từ bờ bên này nhìn bên kia chỉ thấy tận chân trời ngọn núi Fujisan mờ nhạt. Chúng tôi được leo lên một chiếc thuyền lớn màu xanh rêu có chạm nổi những hình thù cổ quái sơn nhũ vàng và trên boong thuyền dựng nhiều cột buồm dây lèo chằng chịt với một bức tượng “Hải tặc” thời xa xưa dữ dằn to lớn như hải tặc trong phim vậy. Có lẽ những người làm du lịch muốn cho du khách trải nghiệm con thuyền “Cướp biển” bởi con thuyền đi trong gió tuyết phũ phàng trên mặt hồ rộng mênh mông. Khung cảnh thật hấp dẫn khi mà du khách chen nhau lên boong dưới trời mưa tầm tã chụp những bức ảnh với chùm “Hải tặc”.
    Qua ô cửa kính khoang thuyền “Cướp biển” tuy trong mù mưa vẫn nhìn thấy những dãy nhà xa xa ven hồ thật thơ mộng trong bóng chiều tà.
Trong hành trình tham quan núi Phú Sĩ có hồ Kawaguchi nằm ở thung lũng Kowakodani, vết tích của miệng núi lửa phun trào cách đây 3.000 năm. Ta có thể nhìn thấy những giếng nước nóng mà nguồn nước có hàm lượng sulphuric nồng nàn mùi hăng hắc bay trong không khí. Nguồn nước ấy đem luộc trứng vỏ trứng chín có màu xám tro. Nhưng nó mang theo truyền thuyết khi ăn một quả trứng được luộc tại đây có thể kéo dài tuổi thọ thêm 7 năm. Có người “xơi” tới 3-4 quả ngon lành. Chúng tôi theo toán thanh niên Nhật leo bộ hơn cây số dưới giá  lạnh lên tận căn nhà lưng chừng núi để mua trứng luộc tại chỗ giếng nước chứ không chờ họ chuyển qua đường cáp xuống trung tâm thương mại. Hy vọng trứng ra lò nóng hôi hổi này thì sự mầu nhiệm sẽ cao hơn. Tôi chỉ “xơi” một quả, thọ thêm 7 năm đã là quá nhiều. Sống lâu hơn chưa chắc đã hay ho.

Ở chân núi Phú Sĩ phía bắc có một khu rừng có tên Aokigahara tĩnh lặng u tối đến bất thường, được coi là khu rừng “chết chóc”. Mỗi năm có hàng chục người Nhật Bản tìm đến Aokigahara để thực hiện cuộc hẹn hò với thần chết. Nó chỉ thua cây cầu Golden ở Francico nước Mỹ về số người tìm đến cái chết hằng năm. Khu rừng còn có tên “Jukai” tức “Biển cây”, một trong số ít rừng nguyên sinh còn lại của Nhật Bản. Đất rừng chủ yếu là đá núi lửa có nhiều hang hốc hiểm trở và sâu thẳm.
 Tháng Bảy đến rồi, bạn nào có điều kiện đi du lịch Nhật Bản chớ bỏ qua cơ hội leo lên đỉnh Phú sĩ để thử sức mình và kiếm thêm tuổi thọ nhé. (BBT)

BẢNG XEM NGÀY CỦA CỤ KHỔNG MINH

Ngày nay khi mà xã hội có quá nhiều bất ổn, những bất ổn đó một phần do chính con người chúng ta gây ra, nó là những tác nhân cơ bản làm cho rất nhiều người cảm thấy bất an trong cuộc mưu sinh, dẫn đến trong xã hội đã xuất hiện một bộ phận người, lợi dụng những hạn chế tâm lý này để làm giầu bất chính, đôi khi gây hoang mang sợ hãi cho không ít người nhẹ dạ cả tin, và tin một cách mù quáng vào những quan niệm về cuộc mưu sinh mang tính huyền bí.

Mặc dù vậy tất cả những điều đó đôi khi cũng không phải là không có cơ sở, duy chỉ có điều trong văn hóa Phương Đông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng những kinh nghiệm mà ông cha đúc kết lại được lưu truyền như một phương thức mang tính bí ẩn, thiếu cơ sở khoa học đôi khi mang tính tiên định. Đó chính là căn do của mọi ưu tư mà trong cõi nhân sinh mỗi chúng ta đều đối mặt. Xin giới thiệu Bảng xem ngày của cụ Khổng Minh, dựa vào bảng này ta có thể sơ bộ tính được ngày tốt ngày xấu trong một năm trên cơ sở đó thỏa mãn phần nào những băn khoăn của một bộ phận trong chúng ta.

  BẢNG XEM NGÀY CỦA CỤ KHỔNG MINH
(THEO NGÀY ÂM LỊCH)
A - THÁNG : 1 – 4 – 7 – 10

BẢO THƯƠNG
ĐẠO TẶC
THUẦN DƯƠNG
1- NGÀY ĐƯỜNG PHONG: Rất tốt, xuất hành thuận cầu tài được như ý, được quý
nhân phù trợ
2 - NGÀY KIM THỔ : Ra đi nhỡ tàu xe, cầu tài không được, trên đường đi mất của,
bất lợi.
3 - NGÀY KIM DƯƠNG : Xuất hành tốt, có quý nhân phù trợ, tài lộc thông suốt,
thưa kiện có nhiều lí phải.
4 - NGÀY THUẦN DƯƠNG : Xuất hành tốt lúc về cũng tốt, nhiều thuận lợi được người
giúp đỡ, cầu tài như ý muốn, tranh luận thường thắng lợi.
5 - NGÀY ĐẠO TẶC : Rất xấu, xuất hành bị hại, mất của, mọi việc đều bất thành
6 - NGÀY BẢO THƯƠNG : Xuất hành thuận lợi, gặp người lớn vừa lòng, làm việc đều
Thuận theo ý muốn, áo phẩm vinh quy, nói chung làm mọi việc đều tốt.
06
05
04
12
11
10
18
17
16
24
23
22
30
29
28
ĐƯỜNG PHONG
KIM THỔ
KIM DƯƠNG
01
02
03
07
08
09
13
14
15
19
20
21
25
26
27

                            B - THÁNG 2 – 5 – 8 – 11 :

THIÊN MÔN
THIÊN ĐƯỜNG
TIÊN TÀI
THIÊN TẶC
1- NGÀY THIÊN ĐẠO: Xuất hành cầu tài nên tránh,dù được rồi cũng mất, tốn kém thất lý mà thua.
2-NGÀY THIÊN MÔN:Xuất hành làm mọi việc đều vừa ý,cầu được ước thấy,mọi việc đều thông đạt.
3- NGÀY THIÊN ĐƯỜNG:Xuất hành tốt có quý nhân phù trợ, buôn bán may mắn mọi việc đều tốt.
4-NGÀY THIÊN TÀI:Nên xuất hành, cầu tài thắng lợi, được mọi người giúp đỡ, mọi việc đều thuận.
5-NGÀY THIÊN TẶC: xuất hành xấu,cầu tài không được,hay bị mất cắp,mọi việc xấu
6- NGÀY THIÊN DƯƠNG: Xuất hành tốt cầu tài được tài, hỏi vợ được vợ, mọi việc như ý.
7- NGÀY THIÊN HẦU: Xuất hành dù ít nhiều cũng có cãi cọ, xảy ra tai nạn chảy máu.
8- NGÀY THIÊN THƯƠNG:Xuất hành gặp cấp trên thì rất tốt, cầu tài được tài, mọi việc thuận lợi.
02
03
04
05
10
11
12
13
18
19
20
21
26
27
28
29
THIÊN ĐẠO
THIÊN THƯƠNG
THIÊN HẦU
THIÊN DƯƠNG
01
08
07
06
09
16
15
14
17
24
23
22
25
30

                             C - THÁNG 3 – 6 – 9 – 12 :

BẠCH HỔ ĐẦU
BẠCH HỔ KIẾP
BẠCH HỔ TÚC
HUYỀN VŨ
1-NGÀY CHU TƯỚC: Xuất hành cầu tài đều xấu, hay mất của, kiện cáo thì thua vì đuối lý.
2-NGÀY BẠCH HỔ ĐẦU: Xuất hành cầu tài đều được, đi đâu làm gì đều thông đạt cả.
3-NGÀY BẠCH HỔ KIẾP: Xuất hành cầu tài đều được như ý muốn.Đi hướng Nam và Bắc đều được như ý
4-NGÀY BẠCH HỔ TÚC: Không nên đi xa, làm việc gì cũng không bằng lòng, rất hay hỏng việc.
5-NGÀY HUYỀN VŨ : Xuất hành đều cãi cọ, gặp việc xầu không nên đi.
6-NGÀY THANH LONG ĐẦU : Xuất hành nên đi vào sáng sớm , cầu tài thắng lợi, việc đều như ý.
7-NGÀY THANH LONG KIẾP : Xuất hành 4 phương 8 hướng đều tốt . Trăm sự như ý.
8-NGÀY THANH LONG TÚC : Không nên đi xa, xuất hành tài lộc không có, kiện cáo đuối lý.
02
03
04
05
10
11
12
13
18
19
20
21
26
27
28
29
CHU TƯỚC
T.LONG TÚC
T.LONG KIẾP
T.LONG ĐẦU
01
08
07
06
09
16
15
14
17
24
23
22
25
30
                                      
                                                                                           (LPT sưu tầm)