Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Một phút thư giãn tháng tư (2)

Thể theo nguyện vọng của bạn Trần Quang, cộng tác viên tích cực của blog E trong mục một phút thư giãn hàng tháng, với chủ đề CƯỜI TRƯỚC GIỜ LÀM VIỆC, tôi mở phần 2 Phút thư giãn tháng 4 để mọi người đỡ mỏi tay, mỏi mắt. 
Hôm qua trên diễn đàn blog E đã có tranh luận khá căng thẳng về lỗi chính tả khi viết. nào là “i ngắn” hay “y dài”, nào là “s” hay “x”... Theo tôi, chữ viết là vấn đề của ngôn ngữ. Mà ngôn ngữ lại mang tính quy ước của cộng đồng, là cái phải trải qua kinh nghiệm thực tế, phải trau dồi thì mới tạo nên cách sử dụng phù hợp. Không một ai dám nói mình chưa bao giờ mắc lỗi chính tả. Có điều, nếu ta lưu ý quan sát và chịu khó sửa sai thì khi “vấp” phải các tình huống như thế, chúng ta sẽ nhanh chóng khắc phục, ta sẽ ít bị mắc lỗi và đặc biệt là không mắc những lỗi nặng, bị coi là “chưa sạch nước cản”. Chắc các bạn đều đã có lúc nhầm lẫn giữa sờ nặng (S) và sờ nhẹ (X), nhất là cách phát âm của người Hà Nội không phân biệt 2 kiểu "sờ" này. Riêng tôi, tôi không bao giờ nhầm vì từ khi còn nhỏ, tôi đã được cô giáo dạy cách phân biệt - rất đặc biệt - mà đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ về buổi học đó. Xin kể lại để các bạn tham khảo tránh nhầm lẫn, sờ đúng lúc, đúng chỗ, đừng sờ lung tung. (NCT)

Tiếng Việt tuyệt vời (3)

Trong giờ học đánh vần, cô giáo nói :
- Hôm nay chúng ta sẽ học cách phân biệt sờ nặng và sờ nhẹ. Để các em dễ nhớ, cô chỉ cho các em nhé. Các em có nhìn thấy chữ sờ nặng (S) này không? Các em có thấy nó có cái mỏ như mỏ chim không? Còn đây là chữ sờ nhẹ (X), trông nó giống như cánh bướm đúng không nào? Bây giờ cả lớp đọc theo cô nhé. Sờ nặng là sờ chim, sờ nhẹ là sờ bướm.
Cả lớp cùng đồng thanh đọc theo cô, sau đó, cô bảo:
- Bây giờ các em đã biết thế nào là sờ nặng, sờ nhẹ rồi. Em nào có thể lấy ví dụ cho cô nào?
Một bạn gái đứng lên :
- Em thưa cô, sờ chim là sờ Sung Sướng ạ.
- Đúng rồi, em giỏi lắm, đấy là sờ nặng. Thế ai lấy ví dụ cho cô về sờ nhẹ nào ?
Một bạn trai phát biểu :
- Em thưa cô, sờ bướm là sờ Xấu Xa ạ.
- Ôi, các em giỏi quá. Đúng rồi, thế bây giờ chúng ta cùng đọc lại cho thật thuộc nhé.
Và thế là cả lớp đồng thanh đọc theo nhịp gõ thước của cô:

Sờ nặng là sờ chim
Sờ nhẹ là sờ bướm
Sờ chim sờ sung sướng
Sờ bướm sờ xấu xa.
Cách dạy học như thế  có khác gì cách thầy giáo người Mỹ giảng bài về “Cô bé lọ lem”? Nếu các thầy cô giáo quay lại phương pháp giảng dạy cách đây 45 -50 năm chúng tôi đã được học thì thật là may phúc lớn cho con cháu chúng ta!
                                                                                         (NCT sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét