Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Mười lỗi chính tả đắt giá nhất

Lỗi chính tả thời đại nào cũng đều có và ít nhiều ai cũng mắc phải. Nó là một hiện tượng tự nhiên, thậm chí có thể nói là một đặc điểm mang tính "nhân văn" và là cần thiết..., vì nó giúp người ta nhận biết cội nguồn, ví dụ dễ dàng nhận ra đồng hương dù ở tận chân trời góc biển; nếu gặp ai nói "em là người Hà Lội"...thì đúng đó là người gốc Hà Nội không phải nghi ngờ! 
Nhưng lỗi chính tả cũng gây ra nhiều vấn đề do hiểu nhầm, tại hại nhất là gây thiệt hại kinh tế tài chính. Nhân độc giả blog E đang tranh luận sôi nổi về lỗi chính tả tôi xin giới thiệu một vài thông tin thu lượm được về một số trường hợp cụ thể mà người ta phải "ngậm đắng nuốt cay" chỉ vì sai lỗi chính t. Nhờ NCT  chỉnh lại cho mấy cái ảnh nhé (LPT)

 

1. Cổ phiếu J-Com giá 1 Yen

Tháng 12/2005, Mizuho (Nhật Bản) giới thiệu công ty mới có tên J-Com Co., chào bán với giá 610.000 yen mỗi cổ phiếu. Chưa đầy năm sau, một trong số các giao dịch viên của họ đã bán 610.000 cổ phiếu với giá... một yen mỗi cổ phiếu, "tiễn" 340 triệu USD khỏi ngân sách công ty.

 

 2. Mua nhầm cổ phiếu của chính mình - 175 triệu USD 

Năm 1994 chứng kiến vụ mua cổ phiếu của Juan Pablo Davila, nhân viên của Codelco, một công ty quốc doanh tại Chile. Lúc đó, Juan đã mua số cổ phiếu mà chính mình đang bán. Sau khi nhận ra sai sót, ông đã cố gắng sửa chữa nhưng đến cuối ngày, Davila đã gây thiệt hại 175 triệu USD cho quốc gia. Ngoài chuyện đuổi việc nhân viên, Codelco đã khởi kiện Merrill Lynch (công ty giao dịch) vì cho phép Juan giao dịch chưa được phép, song chỉ nhận được 25 triệu USD dàn xếp. Từ đó, "davilar" - thuật ngữ mới ra đời được dùng để miêu tả những vụ sai sót kinh điển.



3. Dấu gạch nối của NASA - 80 triệu USD

Năm 1962, tàu thăm dò liên hành tinh Mariner 1 trị giá 80 triệu USD của NASA nổ tung chỉ sau mấy phút rời bệ phóng. Nguyên nhân sau đó được phát hiện ra là trong đoạn mã thiết lập tốc độ và quỹ đạo của con tàu đã thiếu một gấu gạch nối. Arthur C. Clarke, tác giả tiểu thuyết "2001: A Space Odyssey" gọi đây là "dấu gạch đắt nhất lịch sử".

 

 

4. In nhầm phiếu trúng thưởng - 50 triệu USD

Một đại lý bán xe hơi ở New Mexico (Mỹ) đã nghĩ ra sáng kiến kích cầu: in 50.000 phiếu cào, một trong số đó có giải trị giá 1.000 USD tiền mặt. Nhưng công ty in đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi cho toàn bộ số phiếu trúng thưởng, tương đương tổng giải 50 triệu USD. Không đủ khả năng thanh toán, hãng bán xe đành tặng mỗi khách trúng giải một phiếu quà tặng 5 USD tại Walmart.

 

5. Du lịch khiêu dâm - 10 triệu USD và 230 USD mỗi tháng

Công ty du lịch Banner Travel tại California (Mỹ) đã đăng tin về dịch vụ của mình trên tập Trang vàng doanh nghiệp nhằm quảng bá hình ảnh của mình. Vấn đề xảy ra khi dòng chữ "exotic destinations" (những điểm đến kỳ thú) đã trở thành "erotic destinations" (những điểm đến khiêu dâm) do lỗi đánh máy. Công ty in sau đó bị kiện 10 triệu USD, dù đã xin lỗi và miễn phí tiền hàng tháng trị giá 230 USD cho Banner Travel.

 

6. Gõ thêm ký tự khiến tăng gấp đôi phí vận chuyển - 1,4 triệu USD

William Thompson, một nhân viên tại Sở giáo dục New York thừa nhận đã đánh thêm một ký tự khiến phần mềm kế toán hiểu sai khiến đơn vị phải trả gấp đôi số tiền vận chuyển, từ 1,4 triệu USD lên 2,8 triệu USD. Sự việc diễn ra vào năm 2006.

 

 

 

7. Chữ P viết trên tên chai bia cổ - 502.996 USD

Một người bán hàng trên trang eBay đã vô tình (hoặc do thiếu hiểu biết) đã bán chai bia Allsopp's Arctic Ale 150 tuổi của mình với giá chỉ 304 USD do không phát hiện ra đây là thương hiệu khác với Allsop's Arctic Ale (có một chữ "p"), một nhãn bia thông thường. Kết quả, một người nhanh mắt đã mua lại và ngay sau đó bán được với giá 503.300 USD.

 

 

8. In nhầm giá vé tàu - 500.000 USD  

Tháng trước, Sở Giao thông New York vừa phải thu hồi 160.000 áp phích và bản đồ vì niêm yết giá tàu một tuyến mới là 4,5 USD (mức giá cũ), thay vì 5 USD. Số tiền thiệt hại ước tính lên tới 500.000 USD, cũng nhờ lỗi được phát hiện sớm.


 

 9. Mỳ ống phân biệt chủng tộc - 20.000 USD

Trong cuốn "The Pasta Bible" (năm 2010), nhà xuất bản Penguin Australia đã hướng dẫn độc giả nấu món ăn với "muối và thịt người da đen tươi". May mắn cho PA khi số sách này chưa được tung ra thị trường, nhưng họ phải tiêu hủy 7.000 bản có trong kho, với thiệt hại khoảng 20.000 USD.

 

 

 10. Trích thiếu Kinh thánh - 4.590 USD

Năm 1631, nhà xuất bản Baker Book House (London) đã viết lại 10 điều răn trong Kinh thánh, nhưng vô ý viết thiếu chữ "not" trong điều thứ 7 và trở thành "Ngươi nên ngoại tình". Baker Book House sau đó phải thu hồi toàn bộ số sách để tiêu hủy, chịu phạt 3.000 bảng (con số khổng lồ lúc đó). Còn lỗi lầm này đi vào lịch sử với cái tên "Cuốn Kinh thánh đồi bại". 
                      
                                                                      (Theo Blog Bách Việt)

1 nhận xét: