Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Trời thu Đất mũi Cà Mau

Trần Đông Phong

Cánh phóng viên nhộn nhịp hẳn lên khi nghe tin ngày mai sẽ đi thăm Đất Mũi.  Họ gồm phóng viên Báo Nhân Dân, Báo Hà Nội Mới, Việt Nam Thông tấn xã, Báo Đầu tư. Trong đoàn ai cũng tị với mình vì có phóng viên của Cơ quan tháp tùng riêng là em Thanh Hương, phóng viên Báo Đầu tư. Đấy là tình cờ thôi chứ nhà báo bây giờ năng động lắm, họ đi theo nhóm có xe riêng, trang thiết bị hiện đại, máy quay camera đời mới nhất, máy ảnh tê lê khủng, máy tính nối mạng vệ tinh truyền tin trực tiếp. Đâu có tin hot là có phóng viên.
Từ thành phố Cà Mau ra đến Đất Mũi khoảng 120 km đường sông biển. Trên chiếc tầu cao tốc lướt nhanh với tốc độ 60 km/giờ mọi người cảm giác hơi chuếnh choáng nên dồn hết vào trong khoang để đỡ bị bồng bènh. Mình chọn chỗ ngồi đầu tầu để ngắm cảnh. Vì nhớ lại ngày trước ngồi tầu thủy từ Bến Bính, Hải Phòng đi Hòn Gai, Quảng Ninh trên boong ngắm được cảnh. Hai bên bờ sông là dừa nước bạt ngàn của rừng U Minh, khiến mình lại nhớ đến truyện Đất rừng Phương Nam của Đoàn Giỏi.
Bác Nê ngồi trong khoang nói lên: Cậu Phong ngồi mũi tầu không sợ say sóng gió sao?
 Trả lời: Dạ, em đang nhớ đến mấy câu thơ về sóng gió của Léc Môn Tốp, nên không sợ gì cả. Mình nói thế không ngại vì biết bác Nê đã từng học ở Nga 9 năm, học đến Phó Tiến sỹ.
Bác Nê: Cậu này ghê nhỉ, có còn nhớ nguyên tác không?
Mình đọc ngay:    А он, мятежный, просит бури,
Как будто в бурях есть покой!
Thúy toàn dịch:    Thuyền không nghỉ mà cầu xin bão tố,
                             Dường như tìm trong đó sự bình yên.
Anh Xuyên trong đoàn, đã từng học ở Moscova 6 năm: Phong học tiếng Nga bao giờ mà nhớ thơ ghê thế.
Trả lời: Hai chục năm trước em học tiếng Nga nâng cao một năm ở trường Đại học ngoại thương Hà Nội, đã đoạt giải ba hội diễn tòan trường về đọc thơ của Pushkin.
Đến Đất Mũi mọi người chụp ảnh ở Điểm đánh giấu cực Nam của Việt Nam, rồi lên Đài ngắm biển, rừng cây ven biển. Ở đây có thể nhìn thấy góc nhọn cực nam trên bản đồ Việt Nam.
 Bữa trưa có sự góp vui của nhóm đờn ca tài tử của thôn ngay gần đó. Toàn là người dân dã mà trình độ rất điêu luyện. Người thầy đờn bị gãy tay mà chơi ghita đệm rất khéo, cô gái quê mộc mạc mà hát rất ngọt.
Trên đường về mấy vần thơ chợt đến. sau này hoàn thiện thành hai bài gọi là Giác địa nhị thủ (Đất mũi hai bài), in làm bài đầu tiên trong cuốn Cảm Diêm Thần (NXB VHTT). Bài 1 Tác điện du nói về hành trình từ Cà Mau đi Đất Mũi. Bài 2 Đờn ca tài tử khúc xin giới thiệu ở đây.

角地(二手)

其二

琴歌才子曲

浪海沿林  
偶聽琴歌才子音 
折臂琴師真妙手 
歌聲村女實無凡 
悲哀到度顏痕淚 
歡笑無窮酒入心 
角地秋天聞此曲 
出差遠路約回尋  

Giác Địa (nhị thủ)

Kỳ nhị

Cầm ca tài tử khúc

Vọng đài triêu lãng hải duyên lâm
Ngẫu thính cầm ca tài tử âm
Chiết tí cầm sư, chân diệu thủ
Ca thanh thôn nữ, thực vô phàm
Bi ai đáo độ nhan ngân lệ
Hoan tiếu vô cùng tửu nhập tâm
Giác địa thu thiên văn thử khúc
Xuất sai viễn lộ ước hồi tầm.

Chú dẫn:

- Vọng đài: Đài quan sát ở đất mũi Cà Mau
- Cầm ca tài tử: Đờn ca tài tử, một loại hình ca nhạc đặc sắc của Nam bộ
- Cầm sư: Thầy đờn, người chơi đàn giỏi đệm đàn cho hát đờn ca tài tử.


Dịch nghĩa:

Đất Mũi (2 bài)

Bài 2

Khúc đờn ca tài tử

Trên đài quan sát thấy sóng biển lúc ban mai, rừng cây ven biển,
Ngẫu nhiên nghe tiếng nhạc đờn ca tài tử,
Người thầy đờn gẫy tay, mà chơi đàn rất khéo,
Cô thôn nữ có giọng hát tuyệt vời,
(Điệu ca) buồn, thương đến độ, mặt có ngấn lệ,
(Tiếng hát) vui, cười hết mức, rượu dẫn vào tim,
Trời thu ở nơi đất mũi nghe khúc điệu này,
Đi công tác trên con đường xa, hẹn ngày quay trở lại tìm.

English explanation:

Cape Land (2 poems)

Poem 2

Melody of amateur music of the Southern

On the watching tower I view waves in the morning and coastal forest,
By chance I hear the sounds of amateur music of the Southern,
Music master with a broken hand plays the musical instrument in an excellent way,
Village girl sings with a divine voice,
Sadness and sorrow go up to level that on face has sign of tears,
Cheeriness and laugh without limitation, so wine can get into heart,
Hearing this melody in the Cape Land, under the autumn weather,
Taking mission on long journey, I appoint myself to come back and look for.

Ảnh chụp ở Điểm cực nam của VN

Từ trái qua phải:
Hàng sau:   Thứ 2: Anh Đỗ Đông Xuyên, Thư ký Ban chỉ đạo nhà nước các công trình năng lượng trọng điểm.
                   Thứ 3: Ông Thái Phụng Nê, Phái viên chính phủ về các công trình năng lượng trọng điểm
                   Thứ 4: Tác giả
                   Thứ 6: PV Hoa, báo Nhân Dân
Hàng trước: Thứ 1: PV Mai,  Báo Hà Nội mới
                   Thứ 2: PV Thanh Hương, Báo Đầu tư
                   Thứ 3: PV ảnh Ngọc Hà, VNTTX

Đây là chữ thư pháp bài Cầm ca tài tử khúc của Quách Nguyên Binh, giáo viên thư pháp của Trường Đại học sư phạm Quảng Tây đề tặng cho cuốn Cảm Diêm Thần.

 (TĐP)

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

TÌM XUẤT XỨ BÀI THƠ NAM QUỐC SƠN HÀ

Viên Như

  Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
  Tiệt nhiên phân định tại thiên thư.
  Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
  Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

 Sông núi nước Nam vua Việt ở,
 Sách trời  đã định rõ mười mươi.
 Nếu như giặc cướp sang xâm phạm,
 Chúng sẽ  thấy ngay thất bại thôi .

1- Xuất xứ :
Bài thơ "Thần -(Nam quốc sơn hà)" được xem là bài Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam. Từ lâu bài thơ này luôn gắn với tên tuổi của Lý Thường Kiệt (1019-1105), xuất phát từ cuộc kháng chiến chống nhà Tống xâm lăng năm 1077, kết thúc bằng trận chiến trên sông Như Nguyệt, được ghi lại trong Đại Việt Sử Kí Toàn Thư  như sau "Mùa xuân, tháng 3, nhà Tống sai Tuyên phủ sứ Quảng Nam là Quách Quỳ làm Chiêu  thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, ....sang xâm lấn nước ta. Vua sai Lý thường Kiệt đón đánh, đến sông Như Nguyệt đánh tan được. Quân Tống chết hơn 1 nghìn người, Quách Quỳ lui quân, lại lấy châu Quảng Nguyên của ta. (Người đời truyền rằng Thường Kiệt làm hàng rào dọc theo sông để cố thủ. Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân có tiếng đọc to rằng :
  "Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Tiệt nhiên phân định tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư !".
Sau đó quả nhiên như thế.)(1) 
Và Việt Điện U Linh : 
"Đến thời vua Lý Nhân Tông, quân Tống sang lấn, tiến vào trong cõi. Vua sai Thái uý Lý Thường Kiệt lập trại ở ven sông để chống giữ. Một đêm quân sĩ nghe trong đền có tiếng thần ngâm thơ: 
 "Nam quốc sơn hà Nam đế cư…….. Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.". 
 Rồi quả nhiên quân Tống bị thua, phải rút về nước".(2) 
Ngoài ra bài thơ này còn xuất hiện ở nhiều văn bản khác với những khác biệt nhất định, đáng kể nhất là Lĩnh Nam Chích Quái.-
 "Đêm ấy Đại Hành mộng thấy hai thần nhân cùng xông vào trại giặc mà đánh. Canh ba đêm ba mươi tháng mười, trời tối đen, mưa to, gió lớn đùng đùng. Quân Tống kinh hoàng. Thần nhân tàng hình ở trên không, lớn tiếng ngâm rằng: 
 "Nam quốc sơn hà Nam đế cư, 
Hoàng thiên dĩ định  tại thiên thư. 
Như hà Bắc lỗ lai xâm phạm, 
Bạch nhẫn phiên thành phá trúc dư". 
Quân Tống nghe thơ, xéo đạp vào nhau mà chạy tan...Lê Đại Hành trở về ăn mừng, phong thưởng công thần, truy phong cho hai vị thần nhân ...sai dân phụng thờ ...nay vẫn còn là phúc thần"(3) 
Tác phẩm này cho ta biết rằng bài thơ này được đọc trên sông Như Nguyệt thời Lê Hoàn và cũng không nói rõ ai là tác giả. Như vậy về xuất xứ của bài thơ thì đến nay vẫn chưa thống nhất được. Theo thời gian cho đến nay các nhà nghiên cứu đã ghi lại có trên 30 bài NQSH được viết thành văn bản, ngoài ra còn có các bản được khắc ở các di tích, đền thờ, giữa các bản có sự khác nhau, nhưng tựu trung hầu hết đều chọn bản trong ĐVSKTT làm chuẩn.
Như đã nói trên, sách Đại Việt Sử Kí Toàn Thư,Việt Điện U Linh và Lĩnh Nam Chích Quái đều viết bài thơ được đọc lên trong ngôi đền. Vì vậy nên về sau ta thường gọi là thơ THẦN; đồng thời không khẳng định ai là tác giả bài thơ này. Tất nhiên phải có ai đó sáng tác, chính vì vậy có nhiều người đã để tâm nghiên cứu và đề nghị một con người cụ thể là tác giả, như bài viết của Nguyễn Thị Oanh (Văn nghệ số 12. 21-3-2009) cho rằng tác giả NQSH có thể là đại sư Khuông Việt hay như Lê Mạnh Thát (Lịch sử Phật Giáo tập2 Tập 2. Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh - 2001) cho rằng NQSH của Pháp Thuận. Các đề nghị này chủ yếu dựa vào mối quan hệ của các Thiền sư nói trên với các vua thời ấy nên chưa có tính thuyết phục cao.
Trong bài viết này, cùng suy nghĩ phải có ai đó trong số những trí thức dân tộc thời ấy là tác giả của bài thơ, nên tôi cũng đề nghị ở đây một con người cụ thể, người mà tôi cho rằng có nhiều yếu tố để có thể là tác giả bài thơ NQSH. Tuy nhiên,trước khi xem xét đến con người mà tôi đề nghị có thể là tác giả hay chính là tác giả bài NQSH, có một vấn đề cần phải giải quyết trước, đó là :
Như đã nêu trên, có hai truyền thuyết về sự ra đời của bài thơ thần:
A - Thời Lê Hoàn (981)- Theo Lĩnh Nam Chích Quái  
B - (Thời Lý (1076)   -  Đại Việt Sử Ký Toàn Thư

 A - VỀ SÁCH  LĨNH NAM CHÍCH QUÁI
Tác giả LNCQ đến nay vẫn chỉ là giả thuyết, chưa chắc chắn, Trần Thế Pháp là ai, thân thế và sự nghiệp ra sao, vẫn là một dấu hỏi. Nội dung LNCQ thì ít ỏi, chủ yếu lấy từ sách khác, không có tính sáng tạo cao. Do lấy từ sách khác, như nghĩa của  từ "chích" trong tên sách mang lại, nên có người cho rằng bài NQSH cũng chép từ sách khác, có nghĩa là trước đó đã có sách viết về câu chuyện đó rồi, nên cho là đáng tin cậy từ đó cho rằng việc Ngô Sĩ Liên viết rằng NQSH được viết và đọc vào thời Lý là ngoa truyền. Tuy nhiên, câu chuyện về bài thơ thần trong LNCQ ngoài khác biệt so với ĐVSKTT như: thời đại -Tiền Lê thay vì thời Lý- Trên sông Như Nguyệt thay vì Bạch Đằng, thời gian cũng khác. LNCQ viết "Canh ba đêm ba mươi tháng mười, trời tối đen, mưa to, gió lớn đùng đùng". ĐVSKTT viết " Mùa xuân , tháng 2". Ở  đây có điều làm cho  ta phải đặt dấu hỏi. Như ta biết cuối tháng 10 âm lịch, ở miền bắc nước ta đang là giữa mùa đông, thời tiết mưa gió, rét như cắt da, lại thêm tiết Nguyên đán gần kề tâm lý binh lính sao khỏi chạnh lòng, sao nhà Tống lại điều binh sang xâm lăng nước ta vào lúc này, liệu các nhà cầm quân của triều Tống có điên không? Thất bại của quân Nam Hán năm 938 là một minh chứng. Về ngôn từ của bài thơ trong  LNCQ cũng khác So sánh với bài thơ Thần trong ĐVSKTT bài trong LNCQ có những giới hạn như sau :
   -    Câu 2 viết " Hoàng thiên......thiên thư".
    Đã là sách trời thì do trời viết hay nói khác nội hàm ngữ nghĩa của từ "thiên thư" là đã có trời rồi, vậy cần gì phải "Hoàng thiên" . thêm vào đó "thiên thư " nghĩa đen là sách trời, nhưng ta phải hiểu là "sách công lý" có nghĩa là điều đó xưa  nay ai cũng biết. Do đó thêm " Hoàng thiên" chỉ làm yếu đi, nếu không nói là thừa  so với cách dùng "Tiệt nhiên" của ĐVSKTT.
-   Câu 3 LNCQ đã cụ thể giặc là  " Bắc lỗ" thay vì "nghịch lỗ" . Làm như thế có ý chỉ thẳng giặc là ai, nhưng lại mất đi tính phổ quát của một tuyên ngôn, bởi vì viết như thế thì bài này chỉ có giá trị với giặc phương bắc thôi, còn giặc các phương khác thì sao?
-   Còn câu cuối thì " gươm bén  chẻ như chẻ tre" so với câu " Nhữ đẳng....thủ bại hư" thì lời lẽ hơi thô . Bởi vì chuyện thất bại của quân xâm lược đâu chỉ là qua việc chém giết, mà nó còn thất bại trên nhiều mặt khác nữa, do đó nói nếu giặc phương Bắc sang thì sẽ dùng gươm bén mà đánh cho tan tát như chẻ tre thì rỏ ràng đây chỉ là ngôn từ của chốn riêng tư chứ nếu đem làm thông điệp của một quốc gia là không phù hợp.
-    Đối tượng của bài thơ trong LNCQ là quân Tống . (Quân Tống nghe thơ xéo chạy). Trong lúc đánh nhau như thế thì làm sao mà nghe thơ cho được, cho dù lúc ấy có đọc thì đọc theo âm Hán Việt, nên  quân Tống dù có nghe cũng đâu hiểu gì mà hoảng chạy.

B - VỀ SÁCH  ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ
Nội dung ĐVSKTT là một bộ sử hết sức công phu, có tính bác học, điều này cho thấy đây là một công trình mang tính tập thể mà Ngô Sĩ Liên là chủ biên. Một công trình được vua sai làm thì đâu thể không cẩn trọng. Trong tác phẩm này đã rất nhiều lần (29 lần) đề cập tới Lê Văn Hưu, tác giả bộ Đại Việt Sử Ký, với dòng chữ "Lê Văn Hưu viết......" điều này chứng tỏ ĐVSKTT phần lớn dựa vào ĐVSK của Lê Văn Hưu. Như thế có nghĩa là bộ ĐVSKTT là một tác phẩm được viết nên bởi công sức của rất nhiều người có kinh nghiệm và kiến thức uyên bác, với phương pháp làm việc hết sức nghiêm túc dưới sự tài trợ của triều đình qua hai triều đại Trần - Lê  thì lẽ nào thông tin trong bộ sách này lại viết tùy tiện. Đồng thời với ngần ấy thời gian và con người, lẽ nào không phát hiện cuốn sách có nội dung mà LNCQ ghi lại.
 Điều đáng quan tâm nữa là đối tượng bài thơ này trong ĐVSKTT là quân sĩ nước Việt. Đây là một hình thức chiến tranh tâm lý, vì vậy mới cho đọc trong đền thờ, vào đêm khuya. Tất nhiên là hầu hết lính Việt có nghe chăng cũng chẳng hiểu gì, vì thời ấy đa số không biết chữ, chủ yếu được tuyên truyền qua cấp chỉ huy, và dĩ nhiên cái quan trọng nhất đối với binh linh là yếu tố tâm linh. Đã có THẦN tuyên bố như thế rồi thì ta tin chắc thắng.
Từ những so sánh, phân tích trên, với tính khả tín của bộ ĐVSKTT, tôi cho rằng bài thơ thần đã được viết và đọc vào thời Lý Thường Kiệt phá quân Tống trên sông Như Nguyệt năm 1076. 

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Thăm nhà Nguyễn Thế Vân

Trong chuyến đi công tác ở TPHCM, có một vài giờ rỗi, tôi (NXH) và Nguyễn Văn Bình, Lê Phúc Thắng đã đi thăm Nguyễn Thế Vân. Đường từ TPHCM đi Trảng Bom khoảng 60km., Xuất phát 4h30, đường 1 hẹp mà xe cộ đông nghìn nghịt, tối lên đèn mới đến nơi.
"Trang ấp" chính của Vân 3.000 mét vuông (3 công đất), ngoài ra nghe nói còn vài công đất nữa ở xa. Kết luận 1: nếu có cuộc cách mạng ruộng đất lần 2 do giai cấp vô sản lãnh đạo, Nguyễn Thế Vân sẽ bị quy địa chủ, tuy nhiên chỉ tự bóc lột mình, chứ không thuê ai làm.
Năm qua, mọi hộ nông dân bị thua về nuôi lợn, nuôi gà, thì ông Vân thắng. Hiện tại tôi thấy trong chuồng còn 1 con nái sề "to tổ mẹ" (tiếng Nam), còn chính xác thì khoảng hơn 2 tạ. Chính con nái này đẻ ra lứa trước, có khoảng 30 con đã hơn 1 tạ rồi. Còn lứa sau thì lau nhau cũng vài chục con bằng con... chó nhỡ. Nghe nói, ông bà chủ nhà thấy thắng lợi, đã ngay lập tức làm sân gạch, lại còn làm một cái đài phun nước, bên dưới thì nuôi cá tai tượng. Khi chúng tôi đến, chủ nhà cao hứng bật bơm, nước phun lên rào rào. Kết luận 2: Hóa ra ông Vân tay chơi và có máu nghệ sĩ hơn mọi anh em khác.

Khi chúng tôi đến, bà chủ bê lên thức ăn bày đầy bàn, cá thì tự nuôi, gà ở vườn, nấm thì có lò ở bên cạnh. Mấy anh em ăn hết có 1/3. Kết luận 3: Ông Vân sướng vì ăn thực phẩm sạch.
Nhà ông Vân có 1 cửa hàng tạp hóa, do vợ quản lý. Như thế ông Vân vừa làm nông nghiệp, vừa làm thương nghiệp. Đa dạng hóa ngành nghề. Song không thuê thêm lao động, nên rất bận bịu. Mỗi khi có quả mít chín, hay có dịp tết, dịp mổ lợn, bắt gà, hay đi TPHCM, đều có gửi biếu ông Lê Phúc Thắng, sau đó ông Thắng thấy việc thưởng thức một mình không tiện, thì chia cho ông Bình. Tôi thấy ông Vân bàn với ông Thắng kế hoạch rủ ông Thắng lên Trảng Bom làm mấy công đất làm hoa viên sống dưỡng già, đảm bảo hết mọi bệnh tật.
Nhà có điều kiện, có sân rộng xe ô tô vào được.
Kết luận tổng thể: Trước kia, ông Kỳ, ông Thành vào thăm ông Vân, thấy ông Vân vất vả, đã phóng đại lên, khiến mọi bạn bè ở Hà Nội quá lo, nay có thể nói rằng, GDP của ông Vân đã tăng trưởng rồi, sắp vào câu lạc bộ các hộ có thể viện trợ không hoàn lại cho bạn bè, vui mừng chia sẻ tin này với bạn hữu gần xa
ảnh này bà chủ chụp, hơi xúc động
nên run tay

Đài phun nước ở sân

Cửa hàng cạnh cổng nhà

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Đây mới thực sự là nghệ thuật (16+)

Những bức tranh vẽ trên thân hình tuyệt đẹp của các phụ nữ người Trung Hoa thật là quyến rủ. Đây là nghệ thuật vẽ trên cơ thể đẹp nhất mà tôi từng được thấy …
Tôi nghĩ rằng đây là những tuyệt tác nghệ thuật và tôi cảm thấy rất tiếc rằng những hình ảnh đó biến mất sau khi các cô gái đã tắm … Đôi khi nghệ thuật vẽ trên cơ thể đem lại vẻ đẹp mới mẻ và hấp dẫn biết bao…
Asian hot body painting 
These Chinese body paintings are really amazing! They are made on beautiful naked women and they are very sexy too. This is the best body art I’ve ever seen…
I think these are funny and fantastic and I feel so sorry that they dissapeared after the girls took showers… Body art can be so beautiful sometimes…
Mọi người hãy xem và đánh giá theo quan điểm riêng của mình nhé (BBT)



















































































































(Sưu tầm trên Internet)