Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Rượu bồ đào trong bài Lương Châu từ của Vương Hàn trên cái nhìn về sự giao thoa văn hóa của hai nền văn minh Lưỡng Hà và Hoàng Hà

Trần Đông Phong

          Tôi định dùng một cái tên ngắn hơn cho bài viết này, tuy nhiên một bài bài nghiên cứu cần có một cái tên như vậy, thay vì một cái tên ngắn gọn kiểu bài báo.

          Những người yêu thơ Việt nam từ lâu đều thuộc lòng bài thơ Lương Châu từ của Vương Hàn thời Đường:

          Lương Châu từ

       Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
       Tỳ bà dục ẩm thượng mã thôi
       Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
       Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
Ý là:
          Bài ca về vùng đất Lương Châu
         
Có rượu ngon làm từ nho (bồ đào), lại có chén dạ quang lấp lánh.
Muốn uống nhưng tiếng quân nhạc gảy bằng đàn tỳ bà giục người lính lên ngựa ra chiến trường.
Nếu người lính có say rượu mà ngủ nơi sa trường, thì các bạn đừng có cười.
Bởi vì từ xưa đến nay những người lính ra chiến trận xa xôi mấy ai về được.

          Nghiên cứu lịch sử cho thấy Lương Châu là vùng đất nay thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc phía tây của Trường An, kinh đô nhà Đường (618-907), đây là vùng lãnh thổ của nền văn minh sông Hoàng Hà, từ lâu đã liên tục có các cuộc chiến tranh biên giới, đặc biệt là về phía tây với người Hồ, Hung Nô. Rất nhiều văn, thơ đã phản ánh các cuộc chiến tranh này. Nét đặc biệt trong bài thơ Lương Châu từ của Vương Hàn, một thi nhân thời Đường cho thấy  xuất hiện một yếu tố lạ là rượu nho “Bồ đào mỹ tửu”. Vốn là người vùng văn minh sông Hoàng Hà không làm rượu từ nho, mà làm rượu từ ngũ cốc và họ vẫn trồng nho để ăn, nhưng không làm rượu. Như vậy rượu nho trong bài thơ này từ đâu mà đến?
          Chuyện nghìn lẻ một đêm của vùng Trung Đông, Lưỡng Hà do dịch giả người Pháp Antoine Galland dịch từ tiếng Ba Tư lần đầu tiên công bố ở Châu Âu 1704-1709, cho ta thấy thủy thủ Sinbad đã sáng chế ra rượu nho trong cuộc phiêu lưu thứ năm. Các nghiên cứu lịch sử chứng minh rằng Chuyện nghìn lẻ một đêm có niên đại thời Sassanid (224 – 651), đây là thời kỳ tiền Hồi giáo của Trung Đông. Sau đó nền văn minh Hồi giáo đã phát triển rất mạnh ra khắp thế giới như là phía tây sang châu Phi, phía bắc lên châu Âu và phía đông sang Trung Á. Rượu nho và kỹ thuật làm rượu từ nho cũng lan theo.
          Trong quá trình tiến sang phía tây, nền văn minh sông Hoàng Hà  đã giành đươc vùng đất nay gọi là Cam túc. Điều này được ghi nhận trong bài thơ Lũng Tây hành của Trần Đào, một nhà thơ thời Đường nói về việc nhà Hán (202 TCN – 220) chiếm vùng đất Lũng Tây, nay thuộc Cam Túc:

                    Lũng Tây hành kỳ nhị

  Hán đế đông phong báo thái bình
  Vô nhân kim khuyết nghị biên binh  
  Túng nhiên đoạt đắc lâm Hồ địa
            Thích địa tang ma, ma chủng bất sinh

Ý là :       Bài ca về Lũng Tây, bài 2

Sau khi chiếm được vùng đất Lũng Tây, vua Hán ở phía đông, phong
thưởng cho tướng sỹ và công bố thái bình.
Trong triều đình chẳng có ai nói gì về việc các quân sỹ bị chết ở biên giới.
          Tuy nhiên khi đoạt được đất đai của Hung Nô,
          Người ta trồng dâu, đay để làm lụa, vải, nhưng không mọc được ở đây.

          Như vậy từ mẩu đoạn chuyện về cuộc phiêu lưu thứ năm của thủy thủ Sinbad và bài thơ Lương Châu từ của Vương Hàn đã cho ta thấy  sự giao thoa văn hóa của hai nền văn minh Lưỡng Hà và Hoàng Hà thể hiện qua rượu nho. Rượu nho là sản phẩm của Lưỡng Hà lan đến Lương Châu nay thuộc về Hoàng Hà.
(TĐP)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét