Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Tâm sự đảng viên


 Sắp đến ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mình chợt nhớ năm nay mình tròn 30 năm tuổi đảng. Cùng tuổi đảng với mình trong số cựu học sinh lớp E chuyên toán HH72-75 có Trần Hồng Kỳ và ai nữa nhỉ? Ba mươi năm trôi qua mà con người biến đổi nhiều quá. Tư tưởng thay đổi, ý chí có vẻ giảm sút. Nghe người ta nói: “đảng viên nhan nhản, cộng sản mấy người”, bỗng thấy giật mình. Thế mà cả đợt kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI), được tiến hành rầm rộ từ Trung ương tới địa phương, không nơi nào phát hiện thấy có hiện tượng suy thoái tư tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, không tìm thấy một con sâu mọt nào lọt vào nội bộ Đảng. Cơ quan nào, chi bộ nào cũng khẳng định “không có một bộ phận không nhỏ”, sao Ban Chấp hành Trung ương lại khẳng định “một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống ”?. Đọc lại bài thơ viết vào ngày mình tuyên thệ dưới cờ Đảng 30 năm trước mà thấy xấu hổ với chính mình (bài thơ dưới đây). Tám mươi ba tuổi rồi mà Đảng vẫn phải giương cao khẩu hiệu:  Xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh "là đạo đức là văn minh” ư?

TÂM SỰ ĐẢNG VIÊN

Như giọt nước hòa vào biển cả
Tìm thấy mình trong sức mạnh đại dương
Giữa ấm áp yêu thương tình đồng chí
Vững bước ta đi mọi nẻo đường.

Ta nhìn đời rõ hơn qua con mắt Đảng
Bình thản dấn thân vào cuộc chiến gian nan
Tuổi thanh xuân dâng trào nhựa sống
Ta nguyện làm ngọn đuốc giữa trần gian.

                                             (NCT-1983)

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Khủng và hoảng: Cái chết và sự hồi sinh

Giới thiệu: Tác giả của bài "Tái cấu trúc...", "Khủng và hoảng" viết tiếp về tương lai nền kinh tế, và căn nguyên chúng ta sai từ đâu.

(tiếp theo)
Như thường lệ, các dự báo của tổ chức này, ngân hàng nọ, định chế tài chính kia lại đều đặn được lên khuôn cho những số báo nóng hổi, những chuyên mục kinh tế, kinh doanh của hầm bà lằng các loại báo vào mỗi dịp bắt đầu quý 4, quý cuối cùng trong năm, quý tổng kết một năm bết bát. Cũng chẳng có gì lấy làm lạ khi các cụ được đều đặn nhồi vào đầu một viễn cảnh màu hồng, một viễn cảnh mà nền kinh tế sẽ tăng trưởng trở lại trong tầm nửa năm đến một năm tới. Báo mạng với báo giấy thi nhau quất lời cụ này, trích lời chuyên gia kia, hứa hẹn từ bộ này, bộ nọ và dù cái tên có thể khác nhau, chức vụ có thể khác nhau, nhưng tổng kết lại luôn là câu: "Dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng tôi tin, nền kinh tế sẽ ổn định và quay lại trong x,y,z tháng tới". 
  Em xin được nói luôn và ngay: Quên mẹ nó mấy quả báo cáo đấy đi. Chả có cái cứt gì trong vòng 12 đến 24 tháng tới cho cái nền kinh tế nói chung và cho cái túi tiền của các cụ nói riêng đâu, nên nếu cứ há miệng ra chờ sung thì em lấy làm tiếc phải thông báo với các cụ, còn lâu lắm, sung mới rụng được. 

  Trước hết, phải hiểu rõ nền kinh tế Việt Nam mới hiểu tại sao chúng ta cứ mãi ngụp lặn trong cái đống khủng hoảng này. 
  Nền kinh tế Việt Nam thật ra là một nền kinh tế lạc hậu, không có bất cứ một tí nội lực mang tính chất chuyên môn nào để hi vọng có nền kinh tế với những trụ cột công, thương, nông nghiệp nào cho ra hồn. Nền kinh tế Việt nó cũng phét lác như câu truyện Thánh Gióng bổng nhiên lớn bống lên và nhảy lên ngựa sắt ra biên cương. Với nền nông nghiệp lạc hậu từ kỹ thuật đến tư duy. Việt Nam đột nhiên cất cánh nhờ có nguồn tiền USD đổ vào sau khi Việt Nam chính thức trở lại trường quốc tế và gia nhập WTO. 
  Từ ông nông dân, có vốn ta mua máy cày, tăng sản lượng thu hoạch. Nhà khấm khá lên. Từ ông ngư dân, có vốn, ta mua thuyền to đánh bắt xa bờ. Thuyền và nhà, cũng nhờ thế mà khấm khá lên. Từ tiểu thương, bán buôn lặt vặt, đồng rau, đồng cỏ, có tiền, ta mở cửa hàng khang trang và nhập nhiều mặt hàng về cho thị trường và nhu cầu khu phố. Nhà cửa cũng từ đó mà cao hơn, rộng hơn và to hơn. 
  Người Việt Nam vốn cần cù, chịu thương chịu khó lại được trời phú cho sự khéo léo về tay chân và đầu óc nên những sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản, đồ gỗ, đồ may mặc được xuất khẩu bỗng nhiên làm ngạc nhiên tất cả các quốc gia mà trong đầu họ, nhắc đến Việt Nam nghĩa là nhắc đến chiến tranh, nhắc đến đánh nhau như chúng ta bây giờ nhắc đến Iran, Syria hay Bắc Triều Tiên. 
  Vươn vai trỗi dậy sau một thời gian bị cách ly với thế giới, Việt Nam vốn có cơ hội tuyệt vời để tập trung vào nông nghiệp và thương mại dịch vụ rồi chuyển dần cơ cấu từ trọng nông sang trọng thương và hướng tới mô hình một nước như Singapore với lợi thế quốc gia là một đường bờ biển dài giúp cho giao thương, du lịch dịch vụ cũng như khám chữa bệnh kết hợp nghĩ dưỡng. Nhưng không, chúng ta đã chọn một con đường sai lầm trong việc phát triển công nghiệp nặng là đóng tàu, khai khoáng, lọc hóa dầu, chế tạo máy và vật liệu xây dựng. 
  Một nền kinh tế để phát triển được nó cũng như một cơ thể khỏe mạnh. Phải được ăn đủ, ngủ đủ và được tích lũy đủ những dưỡng chất cần thiết để làm nền cho sự phát triển. Thay vì tập trung nhân lực và vật lực cho nông nghiệp, thủy hải sản và các nông sản chủ lực, chúng ta san sẻ nguồn sữa vốn chẳng lấy gì làm nhiều nhặn cho những ngành mà chúng ta mù tịt. Thay vì tập trung phát triển chuỗi bán lẻ, tập trung vốn nâng cao tay nghề may mặc, giày da để tạo thế mạnh cạnh tranh thì ta lao đầu vào những ngành mà với kinh nghiệm là cày, bừa, cuốc, xúc, ta phải đi học lại từ đầu. Và vì thiếu kiến thức, nên khi thấy thằng bất động sản làm ra tiền thì ông kinh doanh tắc-xi cũng nhảy vào bất động sản. Ông bất động sản nhảy sang làm thủy lợi. Ông làm thủy lợi nhảy sang làm khách sạn và cụm từ "Tập đoàn kinh doanh đa lĩnh vực" trở thành mốt tại Việt Nam. Chính các "tập đoàn hàng đầu" Việt Nam này đang làm cả nền kinh tế giãy giụa, ngụp lặn không biết bao giờ mới cần thở không cần ống thông. 
  Làm những thứ ta không biết, nó giống như toàn dân hồ hởi rủ nhau đi bơi trong khi cả lũ mới học xong phần lý thuyết bơi trên cạn. 
  Do vậy, điệp khúc không làm chủ công nghệ, nhập dây truyền công nghệ lạc hậu, phải thuê nước ngoài vận hành, chi phí chuyên gia cao, không chuyển giao được công nghệ đã xảy ra như cơm bữa. Thất bại của Việt Nam thật ra là thất bại tất yếu của một đứa trẻ bỗng dưng được trao trọng trách tiêu tiền khi không được bố mẹ nó giáo dục, dạy dỗ và định hướng xem tiêu tiền thế nào. 
  Những đồng đô la dễ dàng được ủn, được đẩy, được nhồi nhét vào Việt Nam thông qua những báo cáo đầy màu hồng của WoodMc, AT Kearney, HSBC, PwC và vô thiên lủng những báo cáo khác khi họ đánh giá thị trường Việt Nam một cách ngô nghê khi cứ nhân GDP với dân số rồi nhân với một phần trăm delta nào đó để làm bật lên sự hùng hồn của nền kinh tế với sức mua từ hơn 100 triệu dân này. Với tốc độc tăng GDP trong mơ, những chỉ số IRR toàn lên 20-30% làm những nhà đầu tư nước ngoài như ngồi trên đống lửa với quan niệm thằng nào chậm thì thiệt. Và với quan điểm đó, từ 1% đến 5% số tiền đầu tư được đưa vào nơi, mà họ nghĩ là sẽ làm cho quy trình phê duyệt dự án đầu tư sẽ nhanh hơn. Hành động này, chính hành động này, đã khiến tầng lớp quan chức, có quyền quyết vốn không nhanh nhạy với thời cuộc, vốn lấy chậm dãi, từ từ và đủng đỉnh làm phương châm sống lại càng có cơ hội thể hiện vì: "mày cần tao, chứ tao không cần mày". 
  Nhiều báo cáo nước ngoài cảnh báo, tệ tham ô, tham nhũng tại Việt Nam cao nhất nhì thế giới mà họ quên rằng chính họ, chính họ là người tạo ra một phông nền hoàn hảo cho quan chức Việt Nam, giới mà hơn 30 năm trước dẫn đầu về Bôn xê Vích và liêm khiết trở thành giới 30 năm sau bị cả xã hội lên vì cửa quyền và tham nhũng  
  Tất cả những nguyên nhân trên tạo ra một bức tranh hỗn tạp của nền Kinh tế Việt Nam, và nó chính là nguyên nhân ở một bài viết trước em viết hầu các cụ em có nói: Thế hệ doanh nhân 2.0 sẽ kéo sụp toàn bộ nền kinh tế xuống để một thế hệ doanh nhân 2.5 và 3.0 đưa đất nước đi lên. 
  Thế hệ 2.5 và 3.0 được đào tạo bài bản ở nước ngoài, hiểu rõ bản chất của nền kinh tế và quan trọng nhất, họ được tầng lớp phụ huynh của mình bồi đắp kiến thức, tiền bạc. thế hệ 2.5 và 3.0 này chỉ cần bản lĩnh và lòng tự trọng trong kinh doanh thì họ sẽ thành công. 
  Hãy quên thị trường chứng khoán hiện tại, nơi những "tập đoàn đa ngành hàng đầu"  đang giãy đành đạch chờ chết. Hãy tạm quên đi mua vào những bất động sản để chôn quá nửa vốn lưu động của mình vào một thứ đang vượt quá giá trị của chính nó. Giờ là lúc bình tĩnh, bảo vệ tài sản của bản thân mình và chờ đợi cơ hội mới thực sự đến. Cơ hội sẽ đến cho những ai biết lợi dụng, tận dụng lợi thế quốc gia. Lợi thế từ con người, lợi thế từ thiên nhiên, thậm chí nếu mua được tài sản quốc gia giá rẻ cũng là một lợi thế. 
  Chúc các cụ chân cứng đá mềm trong cuộc phiêu lưu cho chính mình và với may mắn, các cụ có thể ghi tên của mình và thế hệ doanh nhân 2.5, 3.0. Thế hệ doanh nhân định hình Việt Nam trong thập niên tới. 
  Cụ Bùi 
  

Kỷ vật: Hoa ngọc lan, công bố một bài thơ tặng bạn

Hồi học lớp 10, ông TQH mỗi lần đến lớp là trong túi lại có 1 bông hoa ngọc lan. Điều đó khiến tôi rất thán phục. Khi ông TQH đi qua lớp 8G, tôi thấy ông ấy tươi rói. Sau này, chuyện hoa ngọc lan còn được nói đi nói lại nhiều. Trong quyển Sổ tay Thanh Niên của tôi, bây giờ tôi mới đọc lại, thấy bài thơ này, hồi ấy làm tặng TQH, đặt cạnh bài thơ tặng NCT, và cũng chưa có dịp nào đưa cho ông TQH đọc. Đây là tự sự của nhân vật, chứ không phải lời của tác giả. Nhân vật này ở một nhà mà ngoài cửa sổ có cây ngọc lan, như nhà ông QH ở, hoặc là gần đấy, trong xóm... (trong nguyên bản, trình bày thơ 5 chữ, ở đây tôi trình bày thành tự do)








HOA NGỌC LAN
(TẶNG QH)
Ai năm 16 tuổi không một lần yêu hoa
Tôi năm 16 tuổi phải lòng hoa ngọc lan

Thuở trọ học nhà xa ôn thi quên hoa lá
một đêm khuya thiếp ngủ
choàng dậy với sách đèn
bỗng thơm thoảng hương trời đưa vào qua cửa sổ
mênh mông là trời đêm
nhẹ nhàng muôn sợi gió
dịu dàng không cưỡng nổi
nồng nàn không sao nguôi
chẳng cần nói chi lời mà lòng tôi kinh ngạc
hương hoa vẫn dưới trời mà giờ tôi mới biết

Hoa nhỏ thắp ánh sao,
khi mặt trời bừng dậy lấp lánh cùng nắng mai,
sáng trên đường tới lớp hương hoa còn theo tôi,
hương hoa thành quen thuộc khiến lòng tôi không yên
em mang hoa vô tình để tôi thành có ý
em vẫn thường hái hoa giắt hững hờ mái tóc
sao giờ tôi mới biết
cứ trách mình vô tâm
cùng đường nhiều bè bạn mà riêng tôi nhớ em

Bao nhiêu ngày đã qua
Chợt gặp chiều hoa trắng,
gặp lòng mình bâng khuâng
Nụ nhỏ ngón tay xinh
như tay ai đan áo dệt màu xanh vòm cây
hoa cài mái tóc ai dịu dàng không cưỡng nổi
hương lặng thầm khơi gợi
nồng nàn không thể nguôi

Bây giờ một chiều hoa
thắp một trời nỗi nhớ
(8/6/87)



Ngôn ngữ thời @ (bài 3)

 (tiếp theo)
10. Lúa.
Nếu có ai bảo: Mày lúa thế. Tức là họ chê bạn… nhà quê. Từ “lúa”, tương tự như từ “khoai” hồi những năm 80 thế kỷ trước. Chắc cũng bắt nguồn từ chuyện chê người nhà quê. Nó có nghĩa là đần đần, ngớ ngẩn, nhưng nhẹ hơn, có vẻ không biết. Nhưng “lúa” còn chỉ cả hành trạng, trang phục, chứ không chỉ trí óc, hiểu biết.

11. Ném đá.
Nếu nhiều người chê trách ai điều gì, người ta bảo rằng đó là “ném đá”.
Từ này hiện nay dùng nhiều, ở dạng phổ thông rồi. Nhưng đây cũng là từ mới, mới khoảng hai chục năm nay. Báo chí cũng dùng. Trước đây, cũng với nghĩa thế, thì dùng từ “đánh hội đồng”. Bây giờ không nói bị đòn hội đồng, mà là bị ném đá. Thế đấy.

12. Quạt cuồng.
Tôi nhớ có một bạn comment ở bài thơ của NCT, khi kích động cho “các anh oánh nhau” em bảo em là “quạt cuồng” của các anh. Tôi hiểu là em lấy quạt để quạt cho các anh cãi nhau. Nhưng không phải. Hóa ra từ này bắt nguồn từ tiếng Anh. Khi bạn hâm mộ ai, tiếng anh gọi là “fan”, cái quạt cũng có mặt chữ là “fan”. Người hâm hộ cuồng nhiệt, nói nửa Tây nửa Việt là “phen cuồng”, rồi từ đó biến thành “quạt cuồng”. Hay nhỉ.

13. Cu-te và Kul.
Tôi đã phải rất cố gắng để phân biệt hai từ này của các bạn trẻ. Khi gặp nhau, người ta khen một em: Ôi, cun quá. Khi khác lại hô: Ku-te thế…
Từ Kul, kể cả ngôn ngữ chat cũng dùng. Đó là phiên âm của từ tiếng Anh: Cool. Nghĩa là mát mẻ. Ở đây có sự “Việt Nam hóa” rất lạ giữa từ “hot” (nóng) và từ “cool” (mát). Khi xem phim sex, thấy người khác hở hang, thì ở phương Tây người ta dùng từ “hot”, còn ở ta, lại dùng từ “tươi mát”, tức là "cool". Có sự ngược nhau khá thú vị. Điều này nằm ở văn hóa và tập quán. Ví dụ: Gọt củ quả, người Tây gạt vào, người Ta gạt ra; khi thích và an ủi nhau, người Tây xoa đầu, còn khi xoa đầu thì người Ta cho là coi thường. Như vậy, từ chỗ nói “hot” thì người Việt nói “mát”, mát ở tiếng Anh là cool, thế là gọi là “kul”, để chỉ một người có biểu hiện sexy, tươi mát, hở hang...
Còn từ Cute lại là xinh xắn, dễ thương. Phát âm gần giống kul, nhưng nghĩa là khác hẳn.

14. Hot- boi và hot-gơn
“Hot” nghĩa tiếng Anh là nóng, nhưng Hot-boy, hot-girld lại là chỉ các cậu, các cô đang nổi tiếng, có sức hút, được nhiều người chú ý. Đây là cách phiên âm từ sang dùng ở tiếng Việt, còn ngữ nghĩa giống như ở gốc tiếng Anh.

 15. Tin.
Từ này đúng là phiên âm cách nói của người Anh về tuổi từ 13 đến 19. Có lẽ nhiều người biết nghĩa của nó rồi. Nhưng cách dùng từ này có chút biến đổi. Từ chỗ coi người kia ở độ tuổi tin, thì bây giờ “tin” biến thành tính từ. Ví dụ: Cô kia trông “tin” thế.
  
16. Vãi; vãi luyện.
Từ “vãi” là một hiện tượng bi thảm nhất của ngôn ngữ Việt. Nó là một từ lịch sự nhất của kho tàng từ tục tĩu hiện nay giới trẻ đang dùng.
Từ “vãi” là rút gọn của một từ rất tục, nguyên văn là “vãi cả lồn” hoặc “vãi lồn” (xin phép các bạn, vì đây là khảo cứu ngôn từ, nên tôi không viết tắt). Có lẽ cụm từ tục tĩu này này đầu tiên chỉ được dùng hẹp trong phạm vi địa phương, nhưng do có mạng Internet, mà nó phổ biến ra diện rộng. Vì trước năm 2002, tôi không thấy giới trẻ dùng nhiều từ này. Sau khi đi vào ngôn ngữ chat, nó được rút gọn thành “vcl”, hoặc “vl”. Và, khi đó trong đời thường, dường như nó được lược bỏ từ tục, chỉ còn lại từ “vãi”. Có nghĩa là “rất”, hoặc “ghê lắm”.
Sau khi có vụ án Lê Văn Luyện giết người dã man, cư dân mạng tranh luận, lên án sự kinh tởm của Lê Văn Luyện, nhưng cũng công nhận hắn là yêng hùng, loại yêng hùng dã man, và thay chữ l. trong “vl” thành… vãi luyện. Như vậy, hành trình từ một từ rất tục tĩu, trở thành một từ nghe ra thì không có từ tục nữa, mà hiện nay, cứ phát âm nó, người ta lại nghĩ đến từ tục. Có lẽ đến một ngày nào đó, khi người ta không còn nhớ đến từ tục, mà chỉ biết nghĩa văn cảnh của nó thôi, đó là để nhấn mạnh hành động nào đó. Ví dụ: Hay vãi, Chán vãi, trông hề vãi luyện…
Cũng tương tự cụm chữ tắt “vcl”, là chữ “đcm” trong ngôn ngữ chat. Đó chính là câu chửi tục, chửi thề của đám trẻ. “Địt con mẹ” biến thành “đcm”. Tiếc thay, và bi kịch thay, là thanh niên bây giờ dùng cụm từ này như là câu cửa miệng. Từ tắt, từ tục, thì ngôn ngữ chat rất nhiều, kể không hết.
Một nhóm từ hay dùng trong ngôn ngữ chat là viết chệch, viết méo. Ví dụ: “rùi” thay cho “rồi”, “chiện” thay cho “chuyện”, “j\” thay cho “gì”… vân vân. Ví dụ: “ J\ mà nhìu chiện? Xong rùi mà” hoặc “Tao pun ngu we” (Tao buồn ngủ quá). Thông thường, đây chỉ là ngôn ngữ chữ viết khi chat. Nhưng gần đây, một vài chữ đã thành tiếng nói thường ngày, kiểu như chữ “rùi” trên đây.
   Nói thêm: Bài này chỉ định nói về tiếng nói, chữ không bàn chữ viết. Tuy nhiên, tôi cũng bàn đến một chút. Trong tiếng Anh, cũng có kiểu ngôn ngữ chat, một loại chữ viết tắt riêng cho cộng đồng mạng. Kiểu này rất phong phú. Nó là nhu cầu tất yếu khi điện thoại di động phát triển, người ta có nhu cầu chat và nhắn tin. Và, khi chưa có bàn phím điện thoại loại đủ các phím chữ cái, loại điện thoại cũ, bàn phím chữ dùng 9 phím số, thì người ta tìm cách thay thế chữ sao cho số lần bấm phím là tối thiểu. Ví dụ, nếu bấm chữ ô, thì phải bấm hai lần chữ o, mà chữ o thì phải bấm 3 lần phím 6, còn chữ u thì chỉ phải bấm 2 lần phím 8. Trường hợp cư dân mạng thay chữ i bằng chữ j cũng vậy. Nếu bấm chữ i thì phải bấm 3 lần phím 4, còn bấm j chỉ một lần phím 5. Kiểu thay thế chữ này, khi có bàn phím điện thoại qwerty, thì không cần nữa, nhưng người ta quen mất rồi.
Tuy nhiên, dù cho có bàn phím máy tính, thì ngôn ngữ tiếng Anh vẫn bị thay thế khi viết tắt, rút gọn. Ví dụ: “2” thay cho “hi”, “u” thay cho “you”… vân vân.
Có một số bài viết lên án cách lạm dụng chữ tắt, viết tắt… và coi như thảm họa. Thực ra, việc vận động ngôn ngữ là tất nhiên, những cái gì không hay, không bám rễ được vào đời sống thì sẽ mất, cái gì thiết thực và hay, đẹp thì sẽ sống.

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Khủng và hoảng

Cùng với giọng điệu như bài "Tái cấu trúc...", ở đây, tác giả lý giải việc tại sao chúng ta thấy gần đây tiền rất thiếu, và nền kinh tế lâm vào khủng hoảng. Vậy tiền biến đi đâu? Với giọng văn còn khủng và tục tằn hơn bài trước. Đây cũng là một kiểu ngôn ngữ báng bổ mà mạng Internet dùng, phản ảnh văn hóa ngôn ngữ tục tĩu của thanh niên bây giờ (Tuy nhiên, tác giả đã viết chệch đi, hoặc cố ý sai chính tả). Khá nhiều bút mực đã mổ xẻ về việc tục bậy khi nói của lớp trẻ, nhưng ở đây không bàn đến khía cạnh văn hóa ấy. Dù sao chúng ta cũng phải đối mặt với nó.  (Bài lấy trên mạng pp). Nếu lược đi những từ tục, thì đây cũng là một bài giảng kinh tế rất giỏi (tôi để nguyên)

…Hôm nay anh rảnh, anh trả nhời cho chúng mài, những con bò đang ngơ ngác biết chuyện gì đang xảy ra trong nền kinh tế, ai đã móc túi tiền của các chú, nó sẽ xảy ra thế nào, và nó sẽ đi về đâu. Nhoen!

Bổ túc kiến thức: Kinh tế học
Thú thực, anh cũng đóe phải sinh viên giỏi kinh tế vĩ mô. Riêng môn Macroeconomics anh thi lại đến 4 bận còn chưa đỗ. Mà trường anh dù nó không bị bệnh thành tích như trường làng của các chú, dưng đã mang tiếng là Ivy League mà có sinh viên ngu thế, nên nó chán. Sau lần thi thứ 4, nó cho anh đỗ. Nói thế để các chú hiểu anh đóe phải loại giỏi giang gì về kinh tế [:D] nhưng anh khôn [:D] các thuật ngữ, các cấu trúc và phản ứng của nền kinh kế, cái gì đóe hiểu, anh sẽ mang về cái chuồng lợn nhà anh. Thế là hiểu hết.

Anh ví dụ nhóa! Trong Báo cáo Kinh tế Vĩ Mô năm 2012: Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu! Lịt mẹ thằng nào bẩu anh phản động tự vả vào mồm ba phát rõ đau cho anh. Báo cáo này của Ủy ban kinh tế Quốc hội hẳn hoi, anh chỉ mang ra bình và tóm tắt cho các con bò dễ hiểu thôi. Nếu các chú cắm mặt vào đọc 2 ngày liên tiếp 7 chương (cùng 2 chương tổng quan, dẫn nhập và phần Tài liệu tham khảo) thì.... vòng đầu các chú sẽ to ra như vòng đít con Ngọc Trinh, dưng hỏi có hiểu gì không, thì đa phần các chú sẽ lắc đầu quầy quậy và thẽ thọt: "Em đóe hiểu, đại ca ạ. Làm ơn tóm tắt trong 5 dòng cho em!"
Vậy để anh giải thích báo cáo này bằng kiến thức kinh tế nuôi lợn của anh, hay còn gọi cách khác là "Lợn hóa báo cáo". Trước khi Việt Nam mở cửa, nghề nghiệp chính của anh của các chú là: NUÔI LỢN! Rất chuyên tâm. Sáng cho lợn ăn, trưa cho lợn ngủ, chiều cho lợn tắm và tối ngủ với lợn, à nhầm, tối ngủ với vợ! May mà vợ anh nó không biết anh viết bài này, không là cứ gọi là tan a lô! Nó cho anh các chú nhịn một tuần thì... khóc.
Cuộc đời cứ thế trôi đi cho đến một ngày, anh vỡ òa sung sướng và hòa cùng vào dòng người trong làng anh nhảy múa hát ca từ đầu làng cho đến cuối bản, khi cái ra-đi-ô phò của làng nó nhoe nhóe nói Việt Nam chính thức mở cửa và gia nhập "đáp-bờ-liu-tê-ô". Thú thật, hồi đấy anh chỉ biết độc có lợn! Hỏi anh lợn nái là gì, lợn ỉ là gì, lợn giống là gì hay... tinh lợn là gì thì anh trả nhời được, chứ cái "đắp lờ tê ô" gì đó anh không biết. Chỉ biết rằng, sau khi ra nhập "đắp lờ tê ô" thì cái chuồng xí của làng anh có cái biển mới đề "WC" thay cho chữ "Chuồng xí" vẽ nghuệch ngoạc bằng than đen. Bà con cứ thắc mắc mãi cái WC là cái gì thì cụ tổ trưởng, bạn bố anh, trả nhời: "Chữ đấy là chữ "Vệ Sinh", dưng giờ Việt Nam mình mở cửa, phải viết là "WC - Vệ Cinh" cho nó hợp mốt". Vâng, hợp mốt nhưng chức năng nó không thay đổi. Cả làng anh vẫn dùng cái WC cho mục đích: ỉa! Ỉa xong lấy cứt đổ xuống ao nuôi cá. Cá lớn, cả làng bắt cá lên ăn. Ruột cá vẩy cá thì cho lợn. Lợn ăn, lợn lớn, cả làng ăn thịt lợn. Và tất nhiên, sau khi ăn no thịt lợn, thịt cá, đích đến lại là cái chuồng xí đầu làng.

Khủng hoảng bắt đầu từ đâu?
Một vòng tròng mới của cứt, cá và thịt lại bắt đầu. Vòng tròn này cũng giải thích cho việc tại sao dân gian có câu "muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo" là vậy.
Hệ thống tài chính cũng vậy thôi, các chú cứ coi mọi ngân hàng đều là cái chuồng xí với những cái tên gọi mỹ miều, những biển hiệu nhoang nhoáng khác nhau. Dưng căn bản, nó chỉ là cái chuồng xí. Chú nào thừa cứt, đến ỉa một bãi. Chú nào thiếu cứt đến vay một bãi, sau này, ăn cá, ăn thịt xong, đến kỳ trả nợ, mở cửa chuồng xí ỉa một bãi to hơn 20-25% bãi đầu, coi như hết nợ. Do vậy khủng hoảng tài chính sẽ xảy ra khi nguồn cứt cạn kiệt! Đứng ở góc độ điều hành nền kinh tế, muốn gì thì gì, dưng nhất định phải có cứt để nuôi cá, phải có cá để nuôi heo, phải có heo để nuôi người và phải có người để có cứt!
Mà lý do không có cứt rất đơn giản, chỉ có 2 lý do thôi. 1/ em đóe thích ỉa và cái chuồng xí bẩn; em vào Vincom, Đai-mần em ỉa cho mát đít. Và 2/ em đóe có ăn, nên lấy đóe đâu ra cứt mà ỉa.
Với lý do thứ nhất, đứng ở góc độ quản lý nhà nước, việc anh đóe cho chú đầu tư ra nước ngoài, đóe cho các chú đầu tư vào vàng, chậm chạm trong việc cấp sổ đỏ để giao dịch BĐS trầm lắng cũng là để các chú tập trung ỉa nhanh, ỉa mạnh, ỉa quyết liệt vào một chuồng xí thôi. Do vậy chả ngạc nhiên gì trong suốt thời gian qua, chương trình... đi ỉa được khuyến mãi vàng hay khuyến mãi cứt được hầu hết các ngân hàng nhân rộng. Có lẽ chẳng nơi nào trên thế giới này có tồn tại một quốc gia mà toàn dân coi tiết kiệm là một kênh đầu tư như ở Việt Nam ta. Với lãi suất huy động lên tới trên 15% thì chả có thằng ngu nào đi lập công ty với công teo. Toàn dân tập trung ỉa với hi vọng, cuối mỗi kỳ lãi suất, bãi cứt mình nhận lại to hơn hẳn bãi cứt mình đã ỉa đi.
Sau khi các cụ chùi đít đi ra khỏi chuồng xí, thì những thằng chủ chuồng xí bắt đầu gọi những thằng chủ ao cá để để thương lượng. Và mọi vấn đề bắt đầu phát sinh từ đây. Đối với một nền tài chính minh bạch, thì lượng cứt từ chuồng xí sẽ được đổ hết xuống ao để nuôi cá. Dưng với một nền kinh tế tài chính mà câu cửa miệng của các đại gia là "lấy mỡ nó rán nó" thì chúng ta làm như sau.
Dùng toàn bộ số cứt đáng ra làm thức ăn cho cá, thì bọn nó sẽ lấy một phần cứt để mua cá, mua con giống và phần còn lại sẽ dùng làm thức ăn cho cá thôi. Cái này trong kinh doanh ngoài thuật ngữ "mỡ nó rán nó" bạn anh, những bạn đã đi tù còn gọi là "tài của mình, tiền của thiên hạ". Qua vài năm, cái số tiền mua cá đó lớn dần từ 1% lên 2% lên 5% và bây giờ nó là mấy phần trăm thì anh Lọ Ruồi, bạn anh, cũng đóe biết. Bọn phản động thối mồm thì bẩu khoảng 20%, anh thì anh đóe tin bọn phản động, dưng có một điều anh tin, đó là những khoản nợ xấu này đang lớn dần, sự thực kết quả là lượng cá mà thằng chủ chuồng xí thu về, đóe đủ để nuôi heo!
Bi kịch cả một nền kinh tế bắt đầu từ đây.
Với những “đại gia” đầm tôm và “trâm anh” ao cá, các chú đừng ngoạc mồm lên chửi họ, vì nếu anh đặt các chú vào vị trí đại gia đó, các chú cũng sẽ suy nghĩ và làm chính xác những gì họ làm. Cũng một ruộc thôi. Nền kinh tế nào, thì sinh ra doanh nhân ấy. Tại sao phải bỏ vốn (cứt) của mình đi nuôi cá, trong khi không ai bắt các chú? Tại sao phải lôi “cứt của nhà” ra mà tiêu khi chủ chuồng xí làng luôn vỗ vai chú mà thỏ thẻ: “Riêng cái gì em thiếu, chứ cứt thì anh cứ dùng vô tư. Hết bảo em! Bao no mẹ nó luôn!”
Do vậy, đừng nói đến lãi suất 15%, 20%, kể cả 30% anh cũng sẵn sàng tay bo luôn vì anh đóe ngu gì không chơi những cuộc chơi với rủi ro bằng 0 cho những thằng đi vay cứt.
Với một con tàu giá có 700 tấn cứt, anh sẵn sàng vỗ vai thằng chủ tàu để khai con tàu lên thành 1000 tấn cứt, anh bao thuế. Như vậy anh chả mất 300 tấn cứt vốn đối ứng mà vẫn sở hữu ngon lành con tàu 700 tấn cứt  Đây là nguyên lý, khi xem xét 100 bộ hồ sơ mua tàu, đóng tàu từ những VinaXin, VinaCho cho đến VinaMượn mua tàu cũ, họ hành động đúng như thế.
Với một tàu xăng A95 từ “đâu đó” về Sài Gòn trị giá 15 triệu tấn cứt. Từ một bộ hồ sơ mua bán, anh sẽ copy ra hai và từ điểm xuất phát, anh sẽ thả hai con tàu về Việt Nam và nếu thương vụ thành công, anh sẽ thu về 30 triệu tấn cứt từ một hợp đồng vay 15 triệu tấn cứt. Đóe phải anh mày quan hệ rộng hay có bắt tay với ai, mà quan trọng nhất, với 2 bộ hồ sơ “copy”, đóe ai có quyền chặn tàu anh lại vì cả tàu lẫn hàng trên tàu anh đều hợp pháp. Tất nhiên, trừ phi các chú bắt được cả 2, 3 tàu của anh. Mà anh khẳng định mẹ nó luôn, chuyện đấy đóe bao giờ xảy ra. Mission Impposible. Và đây chính là căn nguyên tại sao xăng của ta luôn thừa, nhưng luôn thiếu. Luôn đắt nhưng luôn rẻ. Luôn lỗ nhưng luôn lãi  Chỉ có dân là khổ, dân là đóe biết gì, và dân vẫn hàng ngày phải “nghe xăng kể chuyện, nghe điện trình bày” thôi.
Có chú đọc đến đây sẽ buột mồm chửi: “Lịt mẹ bọn con buôn”, nhưng anh nhắc chú nên suy nghĩ kỹ. Kinh doanh là vậy, kinh doanh là chú mở mắt dậy bước ra khỏi nhà với bọc cứt to bằng nắm đấm, nhưng khi bước chân về nhà, cái bọc cứt của chú phải bằng gói xôi, hoặc tốt hơn, là bằng cái bao tải. Mà phàm đã kiếm ra tiền, chú sẽ muốn khoe. Chú muốn khoe chú giàu với bà con chòm xóm, khoe mình giàu với những thằng bạn chú thích cũng như khoe mình giàu để rung những thằng chú đóe thích. Những tổ chức như hội doanh nghiệp này, hay hiệp hội công nghiệp nọ, hay tiệc này tiệc nọ, cũng để cho các chú khoe giàu. Dưng quan trọng hơn, đấy là chỗ các chú phát đi thông điệp với thằng chủ chuồng xí: “Lịt mẹ các chú, anh còn đầy tiền”. Và khi cái thông điệp đó được tiếp nhận phù hợp, những dòng cứt mới lại rót vào các tầng lớp đại gia mới nổi này nhằm che đi một thực tế 20% số cứt đã không cánh mà bay.
Như anh nói ở trên, đây mới chỉ là phần mở đầu của bi kịch! Khi 20% lượng cứt chỉ còn tồn tại trên giấy tờ, thì tổng số cứt còn lại chỉ nuôi được nổi 80% cá. 80% cá này phải nuôi 100% con lợn. Nghĩa là tồn tại hai giả thuyết, một là có 100 con lợn thì có đến 20 con chết đói hoặc 100 con lợn chỉ được ăn 80% khẩu phần ăn và vẫn phải hoạt động 100% sức lực và khả năng cho thịt. Đọc đến đoạn này, thế đóe nào cũng có thằng cười khẩy anh và nói: “Lịt mẹ lãnh tụ, toàn lo bò trắng răng. Lợn đói thì liên quan đóe gì đến em”. Thưa chú, hãy đọc đoạn sau để thấy nó liên quan rất nhiều đến chú, những con bò ngơ ngác đóe hiểu tương quan giữa nợ xấu và cuộc sống của những con bò.
Về mặt sinh học, khi 100 con lợn do chỉ được ăn 80% lượng thức ăn cần thiết nên sức khỏe sinh sản và khả năng cho thịt của đám lợn suy dinh dưỡng này sẽ giảm đi nhanh chóng. Và tất nhiên, khi những con lợn này đại diện cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp thứ cấp chỉ còn có nguồn dinh dưỡng bằng 80% mọi khi nhưng vẫn phải chạy căng sức và “giả vờ” là vẫn được ăn no thì lượng đạm, lượng thịt của lũ lợn này đóe bao giờ giúp các chú ỉa ra một bãi đầy đạm và đầy khoáng.
Các chú có bao giờ vắt tay lên trán mà nghĩ tại sao mình ỉa càng ngày càng ít đi không? Các chú có bao giờ nhìn thấy lượng thịt, lượng mỡ từ những con lợn của mình càng ngày càng ít, càng ngày càng khó kiếm đi không? Các chú có bao giờ tự hỏi tại sao những năm 2004 mình ỉa to, ỉa ngon, ỉa dễ, ỉa to thế mà đến năm 2012, khi tăng trưởng hàng năm vẫn được công bố đều đặn xấp xỉ 7-10% thì, số cứt các chú ỉa ra nó lại càng ngày càng nhỏ dần và cái gia tài xây trên cứt của các chú cứ cụt dần, cụt dần so với đô và vàng không?
Và nếu, không giải quyết được căn nguyên của việc thừa nhận chúng ta đã mất mẹ nó 20% cứt thì chúng ta sẽ vẫn tiếp tục sản sinh ra một thế hệ lợn suy dinh dưỡng và kéo theo một cộng đồng ỉa ít, ỉa nhỏ, và ỉa manh mún. Khi trong đầu chỉ có nghĩ đến làm sao có một bữa no, thì lúc đấy xã hội sẽ xảy ra cướp bóc, xảy ra đâm chém. Và sau khi đâm chém, cướp hiếp, số cứt sẽ tuồn vào ma túy, mại dâm để quên đời! Có thể điều này đã không còn là viễn cảnh. Nó đang xảy ra ngay quanh anh, và chú. Chỉ có điều nó chưa xảy đến với tầng lớp anh, và chú thôi. Anh nhắc lại, không phải nó KHÔNG xảy ra với anh và với chú, mà nó CHƯA xảy đến mà thôi!
Đến đây anh đã giúp các chú trả nhời cho câu hỏi, thực sự ta có cần 12 tỏi của đế cuốc hay là không (IMF tuyên bố sẵn sàng cho VN vay 12 tỏi đô để cứu nền kinh tế)? Anh biết, bạn Lọ Ruồi và đồng bọn, lũ đấy tuyền là bạn anh cả đấy, đang phải lên gân, đang phải làm giá để việc vay mượn này đóe ảnh hưởng gì đến thể diện cuốc da, và đóe bị rơi vào cảnh buộc phải vay với những điều kiện mà thế hệ con anh, con các chú sẽ oằn lưng ra trả bằng chủ quyền, bằng danh dự cũng như bằng sự can thiệp chính trị.
Cho đến lúc chưa nghĩ ra được cách nào thì các chú đừng bao giờ hi vọng có chuyện giảm giá điện, giảm giá xăng, giảm thuế doanh nghiệp, giảm thuế doanh thu. 20% cứt đã bốc hơi, đóe tận thu thì các chú cho anh ăn cứt, phỏng?!?!
Dưng đế cuốc cũng đóe phải loại vừa, vì vừa đã đóe phải đế cuốc! Các bạn cũng có các tính toán của các bạn. Và thòng lọng đang được đưa ra!
Thòng lọng là thòng lọng gì? Đưa ra là đưa ra cái gì? Tại sao chúng ta buộc phải đưa cổ vào thong lọng đó dù không hề muốn. Nếu các chú còn nhã hứng đọc, còn nhã hứng đốt thời gian cho những loạt bài bốc phét vô bổ của anh thì anh hẹn các chú mai một, khi anh rảnh, anh sẽ biên bài nữa trong loạt bài [Khủng – Hoảng – Cơ – Hội] để cho các chú ngẫm nghĩ và tung hô anh là lãnh tụ. (còn nữa...)  

Tôi đã trở lại nhờ N22 bình thơ

Lâu nay bận bịu với công việc đi đòi nợ ở các công trình nên bỗng nhiên tôi biến thành con nợ của N22. Em đã có nhã ý bình một bài thơ của tôi mà tôi cứ loay hoay mãi không chọn được bài nào đáng để đăng. Tôi thấy em có vẻ thích bình thơ tình nên ngại quá, vì thơ của tôi đều viết về nhân tình thế thái. Hôm nay tình cờ tìm lại được bài thơ cũ viết trong cuốn sổ công tác, thấy có vẻ là thơ tình, tôi đăng lên blog8E để N22 bình giúp nhé. Em cứ nhận xét thật khách quan vào vì khoản thơ tình tôi  kém lắm, không bằng được NCT, VĐT đâu. Tôi cũng nhờ NCT dán hộ vài cái ảnh cho bài thơ thêm phần thi vị giống như bài thơ của VĐT ấy (LPT).


MAI NGÀY ANH TRỞ LẠI

Chúng mình lại xa nhau
Em nhìn anh lặng lẽ
Phút chia tay vội vã
Chẳng nói được nên lời.

Ngày mai nơi xa xôi
Biết bao giờ gặp lại
Những con đường đi mãi
Rừng xanh lại càng xanh...

Bóng hình em trong anh
Cứ lung linh lấp lánh
Những ví von so sánh
Sẽ khập khiễng vô cùng.

Thương nhớ đến lạ lùng
Trái tim tha thiết thế
Muốn nói mà không thể
Đâu phải tự lòng mình!

Thời gian thật vô tình
Đừng giận anh em nhé
Cứ để niềm thương nhớ
Hòa thành muôn vần thơ.

Trong tiếng sóng xô bờ
Ta lọc ra điệu nhạc
Nơi xa anh sẽ hát
Khúc tình ca lứa đôi.

Đừng khóc nhé em ơi!
Mai ngày anh trở lại
Tình yêu mình trẻ mãi
Nụ hôn thắm đôi môi.

Đừng buồn nhé em ơi!
Mai ngày anh trở lại ...

                                                                                                            (LPT-1983)

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Tái cấu trúc...


Giới thiệu: Đây là bài điển hình về văn chương mạng, dùng từ thoải mái thô tục, nhưng chuyển tải nội dung nghiêm túc. Phải công nhận người viết có tài, có hiểu biết sâu. Tiến sĩ NCT, THK nên đọc kỹ và xem tác giả này có sai gì không? Tôi thì cho rằng, anh ta giỏi hơn các giáo sư kinh tế đấy. Đầu bài nguyên bản là: Tái cấu trúc cục cứt. Bài xuất hiện khoảng hơn 1 năm trước

Thật ra thì bên CIEM họ đã có một báo cáo gần 100 trang về vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế rồi và thú thật với các cụ là em đọc mà chả hiểu mẹ. Tuy nhiên em cũng liều mình làm mấy dòng về cách hiểu của em về việc tái cấu trúc nền kinh tế và quan trọng hơn, đi tìm cho câu trả lời, chúng ta phải làm gì để bảo toàn đồng vốn, rồi kế đến mới là gia tăng giá trị tài sản của chúng ta.
Trước hết, nền kinh tế của Việt Nam là gì?

Thú thực với các cụ, nền kinh tế của chúng ta chả là cái đêk gì cả. Mang tiếng đứng thứ 6 Đông Nam Á, nhưng căn bản, nền Kinh tế của chúng ta dựa vào xuất khẩu thô và kêu gọi đầu tư nước ngoài. Nghĩa là sao: Nghĩa là nhà cụ có cái ao nuôi cá, ba cái chuồng gà, một vuờn trái cây và một khu nhà trọ.
Cá câu từ hồ lên, cho vào cái chậu mang ra chợ bán ----> Xuất mẹ thô
Gà trong chuồng, bắt ra cho vợ con giết thịt mang ra chợ bán ---> Sơ chế, xuất thô
Vườn trái cây, hái quả mang ra chợ bán ---> Xuất thô
Còn cái rẻo đất sau nhà, thấy nhu cầu hàng xóm láng giềng có nhu cầu về nhà, cụ gọi anh chị em đầu tư cái nhà trọ rồi cho thuê ---> Kêu gọi đầu tư hộ cá thể.
Mô hình này phản ánh gần như nguyên bản nền kinh tế Việt Nam (cho dù em hạ xuống một tí cho dễ hiểu và đỡ đau đầu).
Cơ cấu nền kinh tế Việt Nam ra sao?
Nói đến tái (nghĩa là làm lại) nền kinh nghĩa là bỏ mẹ rồi vì chả bao giờ nền kinh tế đang ngon lại phải làm lại. Tuy nhiên cũng có cụ lập luận rằng, trẻ con từ 2 tuổi đến 3 tuổi thì nó phải bú sữa mẹ. Đến 3-5 tuổi các cụ phải tái cơ cấu hệ thống dinh dưỡng để phù hợp với sự phát triển, rồi 5-15 tuổi tái tiếp một lần nữa rồi từ 18-25 lại tái thêm một lần nữa và lần này có thể quay lại....bú cũng được em thì em nửa đồng tình nửa không đồng tình nhưng riêng khoản sau khi có đầy răng....vẫn bú thì em nghĩ là đúng.
Như vậy, nôm na là tái cơ cấu có nghĩa phân bổ lại nguồn lực để thay đổi hàm lượng dinh dưỡng cho nền kinh tế. Vậy hàm lượng dinh dưỡng của nền kinh tế Việt Nam từ đâu ra. Xin thưa là hiện tại Kinh tế Việt Nam được chia thành 3 khu vực (hay còn gọi 3 ngành lớn) kinh tế, đó là: (1) nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; (2) công nghiệp (bao gồm công nghiệp khai thác mỏ và khoáng sản, công nghiệp chế biến, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối khí, điện, nước); (3) thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế.
Mô hình sau thể hiện mức tương quan của 3 cấu phần của nền kinh tế so với GDP

Nhìn cái hình trên là các cụ đã thấy bỏ mẹ rồi thế này nhá, Việt Nam là nước nông nghiệp (nguồn: http://vi.wikipedia.org/w.i/Nông_nghiệp_Việt_Nam), 60% lao động cả nước làm ra nhõn 20% GDP

Trong khi ngành công nghiệp, nhìn tăng trưởng thì nghĩ mình sắp chế được Iron Man đến nơi rồi nhưng thưa các cụ, ngành công nghiệp Việt Nam chả chế nổi ra cái dao lam, hay cái kim chứ đừng nói đến ô tô hay hỏa tiễn. Giá trị tuyệt đối của ngành công nghiệp của Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu khoáng sản thô mà có đấy ạ. Do vậy là cũng bỏ mẹ, không thể cứ vét bùn từ ao mà bán cho thằng hàng xóm đắp hàng rào được nên về nguyên tắc, bán tài nguyên là phải căn cơ. Do vậy mới có vụ cãi nhau ỏm tỏi vụ mỏ Boxite, mỏ nhôm, mỏ thiếc và núi pháo núi súng gì đó (em không sa đà vào vụ này vì đây không phải topic buôn than )
Còn lại là ngành dịch vụ.
Như vậy thô thiển nền kinh tế của chúng ta như sau:
6 cụ chổng mông cày ruộng làm ra 2,000
1 cụ chỉ tay năm ngón bán than, đá, cát, tài nguyên làm ra 4,000
3 cụ còn lại đi môi giới làm ra 4,000 nữa.
Như vậy GDP của việt nam bằng 10,000 chia cho 10 cụ thế là vị chi mỗi cụ có 1,000 USD sướng nhá! nhưng bức tranh thực tế nó khác lắm. Mấy thẳng chổng mông làm ruộng nó làm ra có 333USD trong đó thằng chỉ tay ăn 4,000 còn thằng buôn nước bọt mỗi thằng chia nhau khoảng 1,200USD
Đây là lý do có sự chuyển dịch về dân cư, đây là lý do bất hợp lý trong khai thác tài nguyên, đây là căn nguyên của phân cách giàu nghèo, đây là nội hàm của bất bình đẳng, đây là giá trị phổ quát của nên kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Và khi không còn tài nguyên để bán nữa, thì mấy thằng buôn nước bọt cũng chết, vì nền kinh tế không tạo ra của cải vật chất gì thì 10 ông sẽ quay về cái máng lợn tạo ra 2000 ---> Thu nhập mỗi ông sẽ có có 200USD
Vậy nên, ta phải tái.
Thế đấy!
Em có thấy vài cụ có nhắc tới lề trái hay lề phải. Thật ra theo quan điểm của em cái lề nào cũng thế. Chẳng có cái lề nào muốn một Việt Nam khổ cực, nhục nhã và cứ cúi gằm mặt xuống với thiên hạ. Chả có cái lề nào mong muốn sử sách lưu danh mình lại như những "thằng, con" tội đồ của cả dân tộc trong một thế hệ những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Mỗi cái lề nó giống như một cái chân. Nếu hai chân không tiến nhịp nhàng thì ta không tiến lên được. Nếu hai chân tiến cùng một nhịp thì ta nhảy cóc, tưởng dài mà mệt. Nếu hai chân cùng nhảy lùi một nhịp thì ta nhảy cóc ngược, vừa dễ ngã vừa ngu si. Còn nếu hai chân một bước dài, một bước ngắn thì vừa mệt và cả dân tộc đi lặc lè và chả về đâu. Còn nếu hai chân mỗi chân dạng một nơi thì dân tộc này có lẽ chỉ có mỗi nghề....nằm ngửa. Hình dung như vậy để thấy tư thế, tâm thế và dáng đứng của chúng ta thế nào các cụ ạ.
Không lan mang về đề tài....dạng chân, em xin quay về chủ đề chính. Ở bài trên, em và các cụ đã khẳng định được với nhau một điều là: hiện nay nên kinh tế của chúng ta đã qua tuổi bú, qua tuổi ăn dặm và bây giờ là tuổi ăn học và phát triển. Cái tuổi bú, theo em là tuổi sướng nhất cứ nằm ngửa, há mồm và trông vào toàn bộ sự bao cấp và phân phối của nhà nước. Đây là một nền kinh tế sinh ra một loạt những quốc-doanh-nhân nhà nước mà lịch sử thường hào phóng ưu ái gọi họ là "thằng, con", dù tài năng chẳng có gì, có thể là ông tổ trưởng, cũng có thể là anh thanh niên xã, cũng có thể là chú công tác Đoàn, chị sinh hoạt Đội, chỉ sau một tờ giấy có chữ "QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM" là các anh, các chị trở thành Chủ tịch này, tổng nọ. Nhà nước tổ chức sản xuất tập trung với hy vọng khi người người làm việc, nhà nhà làm việc, tổng sản phẩm quốc nội sẽ gia tăng và về mặt lý thuyết 100 người nuôi 200 con heo và 100 người chế tạo ra 200 chiếc xe đạp thì cả 200 người vừa có xe đạp để đi và 200 người có thịt heo để ăn. Ta sẽ tiến lên đại đồng với tư duy như thế.
Về lý thuyết số học, nó đúng, nhưng ở thượng tầng nền kinh tế, các cụ sai mẹ nó từ đầu đó là các cụ lấy đâu ra thặng dư từ 200 con heo và 200 cái xe đạp để mua cám heo, mua heo giống, mua phụ tùng xe đạp để nặn thành một cái xe đạp?
Mô hình sản xuất tập trung kiểu hợp tác xã bị đập bỏ, mong muốn một nhà nước XHCN (xếp hàng cả ngày) mà người dân có cơm no áo ấm bị đe doạ nghiêm trọng và lần đầu tiên Việt Nam nhận thức được ra rằng, sẽ không thể tồn tại một nền kinh tế mà lao động dựa trên khả năng còn thụ hưởng theo nhu cầu. Không thể tồn tại một nền kinh tế mà người lao động chỉ thích sáng đến vót tăm tre, nhưng chiều cưỡi BMW tán gái và xăng thì nhà nước lo.
Lần tái cấu trúc đầu tiên ra đời.
Không hợp tác xã gì nữa, chúng ta sẽ làm ra những quả đấm thép, tạo ra những siêu công ty do nhà nước đứng ra rót vốn, vận hành và Việt Nam sẽ đi lên công nghiệp hoá bằng các tập đoàn này. Em không dành nhiều thời gian nói về cái đúng, cái sai của quyết định này nhưng dù nói gì đi chăng nữa, quyết định tái cấu trúc lần này nó cũng đã phần nào thay đổi diện mạo nền kinh tế Việt Nam.
20 năm trước những tổng thuốc lá, cao su, đóng tàu, cảng biển, ngân hàng, chè đã thổi một nguồn sinh khí mới cho cả một đất nước rệu rã và thiếu thốn đủ thứ nhu yếu phẩm do hậu quả của chiến tranh. Có giao thương, ắt có sản phẩm chất lượng tốt. Dù có đôi người gọi thời 20 năm trước là thời thổ tả khi một cái nồi áp suất, hay một cái áo măng tô, hay "con xe" đạp Đi-a-măng (Diamond) là thước đo cho sự sang trọng nhưng dù gì thì nó cũng còn tốt hơn một nền kinh tế chả làm nổi ra bánh xà phòng. Diện mạo của Hà Nội, Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, rồi Đà Nẵng, Quy Nhơn từ đó mà lên. Em không nói Sài Gòn nhoé, vì Sài Gòn....nó đi mẹ trước Hà Nội cả chục năm nên....coi như không tính
Như vậy là mặt tích cự của tái cơ cấu nó có. Nhưng đi cùng mặt tích cực thì biến tướng của một nền kinh tế nằm ngửa bú ti nó ra đời.
Nhiều người phân tích cái không được của nền kinh tế thời kỳ hiện tại rồi nên em không nói lại nữa. Em chỉ muốn chuyển tải cho các cụ một thông điệp đó là: Lần tái cấu trúc này phải là làm mới triệt để lại nền kinh tế. Vì đơn giản, nếu các cụ không đập bỏ sự trì trệ và sai lầm của nền kinh tế hiện tại thì sẽ không bao giờ các cụ thoát ra khỏi cái hũ nút này.
Tứt nhiên, lý thuyết là một chuyện, còn làm được hay không lại là chuyện khác. Cụ và em, chúng ta sẽ thử phân tích và đi tìm cho riêng mình những câu trả lời. Dù nhiều người khen chê, nhưng em vẫn tâm niệm một điều.
Ở đâu mà nước quá trong
Ở đó sự sống sẽ không có gì
Ở đâu nước đục như chì
Sự sống cũng chẳng có gì ở trong
Giờ em nghỉ tay làm tí cafe tí. Toét mẹ hết cả mắt vì oánh máy, em sẽ tiếp hầu các cụ toàn cảnh phân tích đổ tiền vào đâu trong thời kỳ mới (cụ nào tin, chết ráng chịu hê hê)
Thế các cụ nhá!
Các cụ chuẩn bị nói trúng điều quan trọng nhất! Để chữa được bệnh cho nền kinh tế thì trước hết cụ phải thừa nhận bệnh cho nó đã. Giống kiểu cụ chỉ có 8 triệu thôi, nhưng vưỡn muốn có con 4 bánh đi cho nó oai do vậy cụ mua con xe này


Hiển nhiên khi với số tiền còm nên con xe lởm này nó chạy được vài ngày là đứng im . Khi xác định là cụ đã đứng im, thì thay vì thừa nhận là hỏng mẹ nó máy chính và vô lăng rồi thì cụ cứ giãy nảy lên đổ tại cho "tình hình quốc tế phức tạp" và "thế lực thù địch liên tiếp chống phá" nhưng căn bản, xe cụ chỉ mới hỏng 4 bánh và hết xăng .
Khi vợ cụ, con cụ nó hơi thắc mắc là xe này hỏng thật rồi bố ạ thì cụ thẳng tay vả vỡ mồm bọn nó ra.
Tất nhiên sau đó thì cả nhà cụ cùng thừa nhận, xe của cụ chỉ hỏng lốp và hết xăng và công cuộc sửa xe bắt đầu.
Tứt nhiên khi đã xác định xe hết xăng thì đầu tiên sẽ là đổ xăng
Và hiển nhiên, xe không chạy. Do vậy, đã đến lúc phải nghĩ khác.
Ta có hai phương án:
Một là, nếu vẫn còn vẫn muốn giữ cái vỏ xe, thì các cụ phải đi mua cái máy mới và lắp vào. ---> Cái này tốn kém vì tính tương thích giữa máy mới hệ thống cũ sẽ tự đào thải nhau.
Hai là, tiện nhất, ra mua một con xe mới, chấp nhận vứt con kia đi đồng nát và thừa nhận mình sai ---> Cái này về lý thuyết dễ nhưng ai là người dám xung phong: Rút ống thở cho cụ để cụ đi thanh thảnh chắc cũng không nhiều nếu không muốn nói không có.
Do vậy nhiệm cụ của em và các cụ ở đây là Gia Cát Dự xem, máy mới là máy gì, và bao giờ nó đào thải để có kế hoạch cho bản thân mỗi cụ trong tương lai!
Kinh tế Việt Nam: Nền kinh tế thuyền thúng và cơ hội nào dành cho chúng ta
Trước khi đi sâu vào các gói giải pháp thực sự để tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, ta nên thừa nhận với nhau rằng, cho đến thời điểm này, nền kinh tế của chúng ta vẫn chưa thoát khỏi tư duy thuyền thúng và những người lèo lái con thuyền thúng này, bao gồm em và cả các cụ nữa, đều là những con bò.

Em biết sẽ có vài cụ chuẩn bị giãy đành đạch lên và hăm hở chửi em nhưng em nghĩ các cụ nên dùng cái mà mình vẫn hay đội nón để suy nghĩ: trong 10 năm qua, các cụ đã làm được cái gì ngoài lấy số tiền tiết kiệm con con để mua hàng giá rẻ từ Tàu từ Campuchia, về Việt nam bán. Trong 10 năm qua, có cụ nào vượt ra khỏi cái tư duy là cho thuê nhà mặt tiền, chọn cái nhà bé hơn, hàng tháng dôi ra tí tiền để cà phê, thuốc lá. Trong 10 năm qua, các cụ đã làm gì hơn là mở mấy công ty, kiếm vài cái hợp đồng gia công con con để rồi vứt mẹ nó giấy phép kinh doanh khi thời vụ đã hết. Trong 10 năm qua các cụ đã làm gì ngoài việc bỏ sạch tiền của mình, vay tiền ngân hàng để mua đất mua đai và vãi cứt ra đẩy hàng đi khi giá đất và giá chung cư nó rớt từ thiên đàng xuống địa ngục.
Như vậy, dù các cụ có chối thì thực tế, các cụ (và cả em nữa) cũng chỉ có tư duy ngang với một thằng thuyền chài, vay mượn khắp nơi mua được con thuyền thúng và cái lưới đánh cá để lao ra ngoài biển kia với hy vọng kiếm được tí cá về một phần bán, một phần phơi khô ăn cầm hơi trước khi một ngày mai sáng hơn tới. Thành thật chia buồn với các cụ là với tư duy đó, vứt mẹ nó đi, chả bao giờ cái quốc gia này đi lên từ cái tập đoàn thuyền thúng đâu. Làm đoé gì có cái quốc gia nào lại thăng hoa từ cái văn hoá tiểu thương như thế.
Việt Nam đang đi đúng vào cái bẫy thu nhập trung bình và sẽ nhanh chóng tụt dốc về nước nghèo trong vòng 5 năm tới nếu em và các cụ, những con bò của đất nước này, không làm gì đó khác đi.
Trước khi trả lời cho câu hỏi: "Chúng em, những con bò, có thể làm gì để giúp cho chính bản thân bọn em trước khi giúp cho đất nước này" thì chúng ta phải xem Nhà nước đang làm gì để cứu cho nền kinh tế để thông qua đó, cứu những con bò như cụ và em.
Giải cứu nền kinh tế: Có gì ngoài Bơm và Hút?
Dù muốn thừa nhận hay không muốn thừa nhận thì em cũng xin khẳng định nền kinh tế Việt Nam hiện nay như con bệnh nằm trên giường và thoi thóp sống nhờ những động thái bơm, thụt, hút, phân của nhà nước.

1- Bơm - Thụt
Trước hết bơm là bơm tiền cho nền kinh tế. Chả có nền kinh tế nào sống được mà không có sự trao đổi hàng-tiền-hàng trừ loại hình kinh tế kiểu ăn lông ở lỗ là hàng đổi hàng do vậy về nguyên tắc giải cứu nền kinh tế là nhà nước phải bơm ra một lượng tiền nhất định để duy trì lòng tin của người dân về tương lai, và để cho người dân cảm thấy họ có nhiều tiền hơn để chi tiêu. Khi người dân chi tiêu, thì lượng hàng tồn kho và sản phẩm làm ra được tiêu thụ và nó sẽ làm cho vòng quay của hàng tiền sẽ nhanh hơn theo đó tổng sản phẩm quốc nội sẽ gia tăng và quốc gia lại trở về vòng phát triển của mình. Mỹ làm vậy, Trung Quốc làm vậy, và cả châu Âu làm vậy, và Việt Nam cũng ĐỊNH làm vậy. Các cụ gạch đít hai lần chữ định cho em. Mỹ có thể thành công, Châu Âu cũng có thể thành công nhưng em xin khẳng định, Việt Nam sẽ đoé bao giờ thành công với cách bơm tiền kiểu này.
Vậy bơm tiền kiểu này là bơm tiền kiểu gì?
Nếu Mỹ và Châu Âu bơm tiền theo phương án Ngân Hàng Trung Ương dùng ngân sách quốc gia mua lại non-performing-loan (riêng cái việc gọi NPL là Nợ xấu đã đủ thấy trình của những người làm tài chính nó cao mẹ nó đến đâu rồi - tuy nhiên trong bài viết này em không đi bình luận trình của lãnh đạo ), và hành vi mua lại Non-performing-loan này cho phép nhà nước can thiệp để tái cấp dòng tiền chết cho nền kinh tế. Nghe thì phức tạp, nói nôm na cho các con bò dễ hiểu thì các cụ vay tiền nuôi 4 con heo. 4 con đang khoẻ mạnh tự dưng một con giãy đành đạch và lăn đùng ra chết. Bao nhiêu lãi lờ nằm hết vào con heo chết đó, cụ trắng tay vì ngân hàng nó yên tâm với doanh thu từ 3 con heo sống. Cụ vác cái mặt dài như cái bơm về nhà bố mẹ đẻ và xin các cụ mua giùm cho con heo chết chứ không cụ chết như con heo.
Với bố mẹ Mỹ: Các cụ sẽ đồng ý là con heo này chết rồi, tao sẽ mua lại cho mày với giá rẻ rồi lấy tiền kinh doanh tiếp con nhé, khi nào mày có tiền trả tao từ từ. Còn thịt con heo này, tao sẽ xẻ thịt bán rẻ cho thằng Trung Quốc nó ham rẻ nó múc thì nó múc, nó không múc thì ta tính sau.
Còn với Việt Nam: Vấn đề ở đây là không ai thừa nhận là con heo của cụ nó đã chết mẹ nó rồi, vì không có bác sỹ thú y đo nhịp tim của nó để kết luận nó chết. Thành ra, cả cụ và bố mẹ cụ đều đồng ý là con heo này nó tạm thời ngủ. Vẫn sẽ cấp vốn, nhưng thay vì để xử lý xác con heo chết, thì cả nhà cụ nhất quán là sẽ tiếp tục mua thức ăn và thuốc men để cho con heo chết ăn.
Mà con heo đã chết, mồm nó có nhai được de'o đâu, nên ngoài động từ BƠM, các cụ còn phải dùng thêm một động từ nữa, đó là THỤT.
Bơm nghĩa là nó vẫn còn nhai và xử lý, nhưng thụt nghĩa là bơm thẳng vào trực tràng của những con bệnh như Vinashin, Vinalines để phủ nhận cái cơ thể chết đấy. Và đúng là khi vứt lên bàn cân, lượng tiền thụt vào trực tràng của những ông như Vinalines, Vinashin, và tiếp tới có thể là PVN, BIDV có tăng cân thật.
Xu hướng sắp tới, em xin khẳng định là chính phủ sẽ tiếp tục hành vi Bơm và Thụt cho đến khi tống khứ được cái của nợ này cho 2 khối: 1- Tư nhân, 2- Đầu tư nước ngoài thông qua tư nhân hoá một số doanh nghiệp nhà nước và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược.
Sẽ không ai can đảm để nhưng con heo chết chết thật, vì nếu nó chết thật, nghĩa là chó nó mua. Mà một khi chó không mua, thì cái này sẽ là lỗ thật chứ không lỗ trên giấy nữa. Mà đã là lỗ thật, thì phải có ai đấy chịu trách nhiệm. Mà chịu trách nhiệm là một cụm từ quá xa xỉ ở Việt Nam.
Cái này nó cũng phù hợp với lộ trình WTO nên về nguyên tắc, nó sẽ rất thuận lợi vì nó giải quyết được 2 vấn đề: (i) thu hút được một dòng tiền mới cho nền kinh tế, (ii) chính phủ sẽ giảm bớt sự can thiệp vào thị trường làm tiền đề cho một thị trường mở sau này. Xăng dầu và ngân hàng sẽ được khuyến cáo giữ còn các ngành khác về căn bản sẽ là mở cửa.
Cơ hội của các cụ ở phân khúc bơm- thụt này là gì. Xin chờ bài tiếp theo em phân tích ngành. Còn hiện tại, cứ giữ tiền chơi ở đấy đã. Đừng xé lẻ ra để rồi khóc không kịp vì thiếu tính thanh khoản cho cuộc chơi lớn hơn!

2- Hút - Phân
Một vấn đề mà bất cứ nền kinh tế nào cũng lo lắng đó là phương tiện thanh toán trên thị trường quá lớn. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây lạm phát và làm giá cả leo thang và nguy hiểm hơn cả, nền kinh tế dư thừa tiền sẽ dẫn đến tính cạnh tranh giảm sút, đồng nội tệ yếu đi và các cụ sẽ mất nhiều tiền hơn để nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, dẫn đến giá thành sản phẩm đầu ra mất tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Do vậy, song hành với việc bơm tiền ra, các nền kinh tế sẽ lập tức hút tiền về để cân bằng chi và thu bằng cách gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng thương mại và bán các giấy tờ có giá (trái phiếu là một ví dụ) cho hệ thống này. Cái này nó cũng giống như các cụ ăn và ỉa, có ăn mà không có ỉa là cũng bỏ mẹ, mà chỉ ỉa thông không ăn thì cũng đi đoong
Rồi hút về thì đương nhiên xong phải tái phân bổ lại trong hệ thống để không tạo ra con ngáo ộp nào (hoặc cố tình) tạo ra một con ngáo ộp để mang cồng chiêng đi gõ thì việc đó em xin hầu các cụ ở một bài khác.
Túm lại về vấn đề HÚT PHÂN tự thân em thấy nó cũng rất phức tạp, nhưng hay tuy nhiên em xin không hầu các cụ ở đây vì hai nhẽ: Một là, có nói kỹ ra cũng chả giúp gì được các cụ, trừ phi các cụ đang sở hữu một, hai cái ngân hàng nào đó, như bạn em, Kiên Béo (kheo tí, em quen anh ý lắm, đọc báo thấy mặt suốt thành ra quen) , hai là, càng nói kỹ topic càng bị đóng nhanh. Nên để duy trì sân chơi, cái gì nói được thì nói, cái gì không nói được thì thôi mong các cụ thông cảm.
Vậy cơ hội của các cụ ở đâu trong công tác HÚT PHÂN này xin thưa là với tình hình trầm trọng về lượng tiền cung ồ ạt hiện nay, về lâu dài, chính phủ phải thu hút tiền lại trừ phi có ai đó muốn toàn dân làm tỷ phú với số 0 đằng sau tờ tiền ngày một dài ra. Mà giải pháp để thu tiền lại tối ưu hiện nay đó là LÃI SUẤT.
Khi các con bò loay hoay không biết đưa dòng tiền tích luỹ của mình vào đâu thì đương nhiên anh hùng kiểu Iron Man và Spider Man sẽ xuất hiện tránh trường hợp tín dụng đen lan tràn gây sự đổ bể của nền tài chính và kinh tế tư nhân. Về ngắn hạn, lãi suất huy động sẽ giảm xuống như một động thái xoa dịu khối doanh nghiệp để họ tin tưởng về tương lai, lãi suất cho vay và tái cấp vốn sẽ giảm đi. Đồng thời, giảm lãi huy động ngắn hạn sẽ giúp ngân hàng có điều kiện tái cơ cấu dòng vốn vào để tránh rủi ro trong ngắn hạn. Tuy nhiên trong dài hạn, lãi suất sẽ lại tăng. Vậy nên, cụ nào có tiền tiết kiệm nên lựa chọn giải pháp gửi ngắn và chờ tín hiệu tốt hơn để rút ra và tái cơ cấu dòng tiền tiết kiệm của mình.
Thôi, giờ em tiếp tục hầu các cụ về những cơ hội thực sự từ sự chuyển mình và chuyển dịch cấu trúc hơn là những tư vấn kiểu 5 xu, 1 hào thế này
Tất nhiên, với trị tuệ của một con bò, như em, thì những điều tư vấn ngớ ngẩn này nó chỉ mang tính chất hên xui cụ nào hên thì thắng, mà xui thì thua chúc các cụ cò con thắng lợi. Còn các cụ cò to, thì tiếp tục chờ bài tiếp để có quyết sách đầu tư đổi đời.
Đất về lâu dài sẽ tăng! Em xin xác nhận như thế cho các cụ đỡ phải xoắn. Nhưng tăng thế nào xin thưa đây là câu hỏi lớn mà kể cả Bộ Tài Nguyên Môi - Bộ Xây Dựng - Bộ Kế Hoạch Đầu Tư và Bộ Giao Thông lập ra một bộ mới có tên Bộ Phát triển Hạ Tầng Việt Nam cũng chẳng lý giải được. Ngay như một câu đơn giản là đâu là mô hình quy hoạch đô thị Việt Nam nay cũng chưa trả lời được.
Em nói thật là chưa ai trả lời được nó sẽ như thế nào.
Nhưng em dự một điều chắc chắn là nhà phố và kinh doanh vỉa hè tràn lan sẽ không còn đất sống. Nhà hẻm dưới 5m cũng sẽ không còn đất sống trong tương lai 15-30 năm tới.
Có thể các cụ không đồng tình với quan điểm của em, nhưng em có một số sở cứ cho việc này.
Từ trên cao nhìn xuống, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy diện tích đất trống của các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng còn rất nhiều. Do vậy, cái việc sốt đất mặt tiền nó chỉ xảy ra cục bộ tại các tuyến phố trung tâm. Tuy nhiên các tuyến phố trung tâm hiện tại đang thay da đổi thịt với những trung tâm thương mại lớn, tiện nghi, và giá cả rất hợp lý. Nó sẽ đẩy các hoạt động tiểu thương đến con đường diệt vong. Và điển hình, những hàng quán vỉa hè, các khách sạn mini, mà rõ nhất là các công ty văn phòng (trừ ngân hàng) đang dời xa những tuyến phố thương mại để dời lên những cao ốc rẻ hơn, an ninh hơn, tiện lợi hơn.
Tuy nhiên, một vấn đề nan giải nhất của chúng ta hiện nay đó là hệ thống cơ sở giáo dục các cấp. Nó vẫn len lỏi và nằm giữa các khu dân cư đông đúc. Do vậy, muốn thay đổi diện mạo đô thị, việc đầu tiên, phải thay đổi được kiến trúc hạ tầng cho các cơ sở giáo dục này.
Đây cũng là cơ hội cho các cụ muốn đầu tư vào giáo dục. Phát triển các tuyến xe bus trường học đưa đón học sinh. Phát triển hệ thống giáo dục chất lượng hơn, thân thiện với thiên nhiên hơn, thân thiện với thực tiễn hơn.
Em chờ các cụ có tâm (và tất nhiên, có huyết nữa)!
Chào các cụ!@by cụ Bùi. Còn cụ Bùi là thằng đếu nào? Anh biết đéo đâu!

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Ngôn ngữ thời @ (bài 2)

NCT commnet bài 1, thắc mắc hỏi có bài 2 không. Thì đây, bài 2, và còn bải 3, bài 4...  

(tiếp theo)
6. Xoắn.
Trong blog này, có bạn comment: “thích thì nhích, sao phải xoắn?”. Đố các bác U60 biết họ nói gì. Tôi dịch nhé: Thích thì làm luôn, sao phải băn khoăn. Như vậy, ‘xoắn” là trạng thái băn khoăn, phân vân. Nhưng tại sao sinh ra từ “xoắn”, tôi không biết vì sao. Từ “chém gió”, hay “phê”, mình đoán nó ở đâu ra, chứ còn “xoắn” mà lại nghĩa là phân vân thì bất ngờ quá. Vì “xoắn xít” nghĩa ngược hẳn với băn khoăn.
7. Moa.
Bạn @ nào đó có comment trong blog này: hi, hi, moa moa… Tôi không rõ là gì. Lần mò hỏi thì mới giật mình. Moa, moa chính là bạn ấy bảo… thơm, tức là hôn. 
Từ “moa” này, lúc đầu tôi cứ nghĩ tiếng Pháp nghĩa là “tôi”, hoặc… mèo kêu. Nhưng không. Đây là ngôn ngữ còn @ hơn cả @. Nghĩa là từ mà các cháu mẫu giáo mới biết. Các cháu bé, khi thơm má thì chụm môi, rồi phát ra từ giống như thế. Viết đúng là “m…oa”. Con thơm mẹ, cháu thơm bà, đều m…oa, m…oa cả. Nghĩa là không hẳn là hôn môi theo kiểu đắm đuối yêu nhau. Áp môi nhau còn phát ra moa moa gì nữa. Thơm “moa” là thơm má, kiểu trẻ con thôi. Thế thì bạn @ moa moa tôi, trong comment sau bài của tôi, cũng ok, không ai ghen cả. Đây là từ ngữ @ mà tôi giật mình nhất, được biết chính là vì có comment từ blog lớp E.
8. Phắn.
Không hiểu sao, “phắn” lại là biến đi, chạy đi mất. Tôi không rõ nguồn gốc từ “phắn” ở đâu mà ra. Hai người ngồi nói chuyện với nhau, một người đứng dậy, bảo: Thôi tao phắn đây. Thế là đi. Nếu bảo: Thôi tao đi đây, thì cũng nghĩa là thế, không dài dòng hơn. Nhưng “đi” khác với “phắn”. Hai người kia phải quan hệ thế nào, một người mới “phắn”, khác với “đi”. Hoặc một người bảo người kia: “Thôi, mày phắn đi cho tao nhờ”. Thế lại là khác. Có nghĩa là thân mật mới nói thế, chứ bảo “đi đi cho tao nhờ” thì lại hóa ra nặng quá. Ngôn ngữ đời sống nó thế, ai bảo thủ cho rằng bọn @ đánh chết ngôn từ, có lẽ cần xem lại.
9. Cụm các “trùng điệp từ”
Tôi sáng tạo ra chữ “trùng điệp từ” để tạm chỉ các từ vần vèo mà các bạn trẻ, và nhiều người già khác, gọi thành quen. Ví dụ: thích thì nhích, khổ như con hổ, nhục như trùng trục, phê con tê tê, sát thủ đầu mưng mủ…
Cụm loại từ này vô cùng phong phú, đến nỗi quyển “Sát thủ đầu mưng mủ” nổi như cồn năm kia, dư luận phân ra hai phe chê và khen. Đến khi có một nhà ngôn ngữ bênh quyển sách đó, tôi cho là ông ấy đúng. Còn TV, báo chí thì phê bình kịch liệt. Có lẽ nước ta quen thói đơn tuyến, đơn tuyến cả suy nghĩ. Thấy người khác, ở đây là người trẻ, nói khác là phê bình, là cho rằng láo. Nếu bình tĩnh thì thấy, thế hệ U60 đã từng nói năng khác hẳn thế hệ cha ông chúng ta, nếu còn sống thì họ thuộc hàng U100. Còn chuyện vần vè thì ca dao, dân ca đã từng nói rồi. Ví dụ: Taylàm, hàm nhai; hoặc: đất lề, quê thói… Nói chung ca dao tục ngữ là lời ăn tiếng nói nhân dân. Cụ thể là các cụ nhà ta, mà các cụ cũng nói thế, nay con cháu nói thế, thì lại mắng.
(còn nữa)

Mình cũng có một bài thơ hay về cây xấu hổ

Ngày còn là sinh viên, mình cũng chép vào sổ tay bài thơ CÂY XẤU HỔ, mà chẳng biết tác giả là ai. Chỉ nhớ: "Bờ đường chín có lùm cây xấu hổ/ chiến sĩ đi qua ai cũng mỉm cười". Bây giờ NXH giới thiệu mới biết tác giả bài thơ nổi tiếng đó là đại tá nhà thơ Anh Ngọc. Năm 1980 do ảnh hưởng của bài thơ này mình cũng viết một bài thơ về cây xấu hổ tặng cô gái mình si mê, nhưng không hiểu sao cô gái đó lại không thèm đoái hoài gì đến mình? Giờ đọc lại bài thơ viết từ 33 năm về trước mà thấy phục mình quá. Mời các bạn thưởng thức và cho ý kiến nhận xét nhé.(NCT)

          TRINH NỮ
                               Em là hoa dại ven bờ

Ai tạo cho em dáng hình bé nhỏ?
Ai tô cho em màu hoa tím thủy chung?
Ai khéo đặt tên em TRINH NỮ?
Ai dạy em khép mắt lá thẹn thùng?

Chẳng đẹp như Hồng, chẳng thơm như Huệ
Chẳng được trồng nơi chậu cảnh bồn hoa
Giữa hoang dã vẫn dịu dàng e lệ
Mang hồn người, Em hơn mọi loài hoa!
                                
                                            (NCT- 7/1980)

Ta già, địch cũng già rồi.

Giới thiệu: Nhà thơ Anh Ngọc, sinh năm 1943, đại tá về hưu, nguyên cán bộ (chức vụ gì tôi quên rồi) ở Tạp chí Văn nghệ quân đội, một nhà thơ thuộc thế hệ chống Mỹ, thế hệ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh. Thơ ông tinh tế, nổi tiếng bài "Cây xấu hổ", trường ca có "Sông Mê Công bốn mặt".
Vừa rồi, ông có bài thơ tặng bạn thơ Nguyễn Bắc Sơn. Nguyễn Bắc Sơn cũng là nhà thơ ở Phan Thiết. Hai ông quen nhau khi ông Anh Ngọc theo đoàn quân giải phóng vào giải phóng Phan Thiết, rồi bạn bè với nhau. Không rõ Nguyễn Bắc Sơn làm gì trong quân đội Việt Nam cộng hòa không. Theo Anh Ngọc, nghe tin Nguyễn Bắc Sơn ốm nặng, ông đã gửi bài thơ vui tặng bạn, động viên bạn vượt qua bệnh tật. Mọi người bật loa, Anh Ngọc đọc thơ cùng nghe, sau đó tất cả cùng vui.
Bài thơ như sau:

DẮT NHAU ĐẾN TRƯỚC ÔNG TRỜI

Hai thằng trai trẻ ngày xưa
Tranh nhau ta thắng địch thua một thời
Giáo gươm một trận tơi bời
Rồi ra ai biết ai người thắng thua

Bây giờ hai lão già nua
Bạc đầu ngoảnh lại trò đùa mà thôi

Ta già, địch cũng già rồi
Dắt nhau đến trước ông Trời phân bua
Trời cười đã biết hay chưa
Thắng thua thì cũng đều thua ông Trời.

Tàn đông Nhâm Thìn, 2012.

Lời bình: Thơ, với đặc tính ngôn từ, hình thức truyền thống là có vần, nhưng bản chất là nói tiếng lòng thi sĩ, đồng cảm với tình đời. Nhưng thơ chỉ có tình mà không có ý thì chỉ dừng ở mức thù tạc. Bài thơ của Anh Ngọc xuất xứ là chỉ để thù tạc, tặng đùa bạn mà thôi. Nhưng bài thơ vượt lên mức thù tạc, đánh động vào tâm hồn con người, nói cái tâm thế của một thế hệ người Việt ở cả hai phía đã từng cầm súng đối địch nhau. Thắng thua gì cũng phải là mục tiêu vì con người, vì dân tộc và nằm trong cái quy luật muôn đời. Ý tại ngôn ngoại chính là chỗ này. Thắng thua thì cũng đều thua ông Trời. Thơ phải là một kênh để phát hiện cái quy luật muôn đời tâm hồn con người, làm cho con người sống có ý nghĩa. Nếu nói chính trị, đó là một lần nhà thơ đại tá kêu gọi đại đoàn kết dân tộc, bao dung, điều mà người Việt hiện đại rất thiếu.  
Tôi thấy một vài bạn trên diễn đàn này nói rằng, ... lấy thơ làm vui thôi, và đừng dính đến chính trị. Đúng, thơ là vui, bởi vì sống cũng là vui. Nhưng nếu thơ không nói cái tâm thế con người, thoát ly thực tại, thì cũng lại chi là thơ thù tạc, nếu thế thì hiểu rất sai về thơ. Vì sao những tiến sĩ thuộc Tao đàn Nhị thập bát tú của Lê Thánh tông làm hàng trăm bài thơ (nịnh Lê Thánh tông) thì bây giờ đọc không nổi, chán ngắt. Nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du thì vẫn còn thơ? Đại tá Nhà thơ Anh Ngọc, không thể nói ông ấy lập trường yếu kém, cả đời chiến đấu vì độc lập tự do đấy nhé, các bạn còn đang công tác yên tâm mà bình thơ ông ấy, nếu có nhã ý.

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Công bố kỷ vật đặc biệt: Bài thơ gửi bạn mà chưa gửi

Đây là cuốn sổ tay của tôi năm 1987, năm đó vẫn còn làm cán bộ Đoàn. Trong cuốn sổ ấy, có tạp pí lù giao ban, ghi chép, đơn nguyên liệu, tính thiết kế, và có cả thơ. Một bài thơ định gửi cho Ngô Thành, nhưng không rõ là đã gửi chưa. Hồi đó tất cả mới có vợ, mới có con. Ông Thành hình như ở tầng năm, 40 mét vuông. Đấy là nay đọc lại thấy thế, chứ mình chả nhớ. "Mười hai năm ta đã học lớp 10"... "5 năm sinh viên, 4 năm bộ đội, 3 năm trở về vất vả kỹ sư trơn". Đại khái đó là thơ, mà cũng có thể chỉ là suy nghĩ vớ vẩn thôi, chả phải là thơ. Tôi thường không tự tin khi làm những cái vần vè gọi là thơ. Hồi đó, không hiểu sao lại nghĩ, sao ông Thành không làm thơ nữa nhỉ? Tôi sẽ không đánh máy lại, công bố nét bút năm 1987. Hồi đó viết chữ đã xấu rồi, nhưng bây giờ có viết chữ bằng bút, cũng không thể viết như vậy. Giải mật sau 25 năm. Cũng có thể những suy nghĩ hồi đó không còn đúng. Thì nó là kỷ vật mà.




Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Ngôn ngữ thời @

(bài 1)

Chúng ta đã trên 50, gần 60, chứng kiến sự du nhập và biến đổi ngôn ngữ hàng ngày, có nhiều điều hay và cũng nhiều lẽ dở. Nhưng suy cho cũng, ngôn ngữ, nói đúng hơn là sinh ngữ, gắn liền với đời sống, nó cũng phải biến đổi cùng với đời sống. Hãy giở báo chí hồi đầu thế kỷ 20, cho đến trước 1945, thì thấy ngôn ngữ bình dân đã biến đổi như thế nào. Có nhiều từ mất đi, mà nhiều từ phát sinh. Ví dụ: trước đây, người ta nói “giời” chứ không phải “trời”, “giăng” chứ không phải “trăng”, “nhời” chứ không phải “lời”... Còn những trạng từ, thán từ thì biến đổi càng nhiều nữa. Một bài, khi LPT nói về gia đình, tôi “tát nước theo mưa”, bàn về trước đây gọi vợ, chồng là “nhà”, thì nay đa số gọi là “ông/bà xã”… vân vân.
Bài này, tôi tạm liệt kê một danh sách những từ mới của thế hệ trẻ bây giờ nói với nhau, có từ có xuất xứ, có từ không. Các bạn nếu góp ý thêm thì tốt quá. Chúng ta sống với thế hệ trẻ, họ là tương lai, nhưng đôi khi không hiểu họ nói gì thì cũng gay go. Mở ngoặc là bài này chỉ mới tính ngôn ngữ đời sống một cách nghiêm trang, còn loại ngôn ngữ chát, hay tục tĩu thì nói sau.

  1. Phê. Ngày xưa, nếu nói về trạng thái này, thì người ta dùng chữ “mê”, hoặc “say”. Nhưng say và mê cũng không phải trạng thái “phê” như ngày nay bọn trẻ dùng. Có lẽ bắt nguồn từ từ “tê lê phê”, rồi rút gọn còn “phê”, chỉ trạng thái mê mẩn, mà lại sướng lắm.
  2. Chém gió. Từ này tôi cho là tài tình. Ngày xưa dùng chữ “khoác lác”. Nhưng “khoác lác” không lột tả hết cái sự… chém gió. Chém gió là nói vung vít, chả cần hậu quả, mà lại vô thưởng vô phạt. Ngày xưa, thời những năm 80, sau 1975, có một vị lãnh đạo to lắm, học hành cũng thường, nhưng đi đâu cũng nói chuyện to lớn, dùng tay trái chém vào không khí. Mọi người bảo “ông ấy chém gió” thôi, nghe cứ nghe, nhưng làm thì còn phải xem thế nào. Có lẽ sau đó thành từ “chém gió” dùng ngày nay. Trung Quốc, phim Bao Công có bài ca: Rút gươm chém xuống nước, nước càng chảy xiết. Nâng chén tiêu sầu, càng sầu hơn. Còn ở ta, chém gì (tay hay gươm) vào gió thì gió vẫn thế, nâng chén tiêu sầu thì hết sầu, thế mới tài. Chiều đến, bây giờ người ta alo đi trà chanh chém gió, nghe cứ phiêu bồng thi vị lại hoang dã rất thích. Ngôn ngữ có đời sống nó sinh động đến thế.
  3. Xõa. Nghe các bạn trẻ alo gọi nhau: Mày ơi, xõa đi. Đố biết các ông, bà hiểu gì, nếu các ông/bà sống với thời gian của mình. Nghe con gái rủ bạn đi “xõa” thì có bậc cha mẹ hết hồn. Nhưng, xin thưa, “xõa” chỉ là đi chơi, đi uống trà, tóm lại đi chơi bời gì đó, mà biên độ, mức độ chơi rất rộng. Có thể ngồi nói chuyện nhí nhố, có thể nhảy nhót một tý. Đó là “xõa”. Nghe từ này, ta liên tưởng đến từ “xõa xượi”, hình ảnh một người con gái tóc tai tung tóe, qua một cuộc chơi hết sức. Có lẽ từ “xõa” bắt nguồn từ cụm từ này. Nhưng bây giờ, “xõa” dùng cho cả con trai. Thế đấy. Mình già rồi, không biết có ai rủ mình “xõa” không?
  4. Chuối. Nếu nghe thấy câu: Cậu chuối thế? Thì là gì? Thế là bảo cậu ngớ ngẩn, vụng dại đấy. Nhưng không hẳn là thế, mà “chuối” còn có nghĩa như kiểu ngày xưa nói về từ “chày cối”, tức là cố tình làm cho sự việc khó khăn thêm, giả vờ không hiểu. Tôi không hiểu từ này bắt nguồn từ đâu. Có lẽ từ chữ “trượt vỏ chuối”, giẫm vào vỏ chuối là ngã chăng?
  5. Khoai. Vấn đề này “khoai” nhỉ? Thế là vấn đề khó khăn, nan giải. Hoặc người ta cũng nói “khoai khoẳm nhỉ?”. Không hiểu sao người ta lại dùng từ này gán cho một việc khó? Có lẽ từ câu “thấy người ta ăn khoai, vác mai đi đào” chăng? Nhưng cách đây 40 năm, thế hệ tôi, nếu thấy anh nào có vẻ nông dân, cù lần, thì đặt cho biệt danh “Khoai”. Bây giờ ngôn ngữ lại dùng từ khoai khác hẳn
Tóm lại, tôi mới lướt qua 5 từ “mới”. Nếu bạn nghe thấy con bạn bảo: “Tối nay làm bài khoai quá, thôi đi trà chanh chém gió, xõa một tý cho phê, chứ ngồi nhà chuối cả nải” Thế thì bạn hiểu ra rồi. Tôi cũng không hiểu như thế là giết chết tiếng Việt hay làm mới tiếng Việt? Nhưng có thực tế là đời sống nó đang như thế. Lý luận phải từ đời sống mà ra, chứ không thể áp đặt đời sống phải như ta muốn. Cư trần lạc đạo là như vậy, có ở với trần gian thì mới có lý thuyết cao siêu, Trần Nhân tông nói từ thế kỷ 13, còn ông Gớt ở Đức mãi đến Thế kỷ 19 mới nói “Lý thuyết là màu xám, cây đời mãi xanh tươi”. Giờ ta già rồi, lý thuyết đã chán, cứ ngồi mà nhìn cây đời thôi. Đây là một cách nhìn, bạn ạ.