Nhân có 1 bạn Nặc danh comment bài thơ Vợ quê của Ngô Công Thành, nói rằng ngày 4/1/2013 là ngày "Yêu em mãi mãi" trong tiếng Trung, tôi có sưu tầm căn nguyên của việc này, post hầu bạn đọc giải trí. Mặt khác, cũng khá chê trách kiểu làm báo sao tẩm của nhà báo nước ta. Nếu bạn tra mạng qua Google, sẽ thấy các báo copy nhau bài báo "Chen chân kết hôn ngày 4/1/2013 ở Trung Quốc". Đọc cả bài báo, chỉ biết rằng, ngày 4/1/2013 là ngày mà phát âm theo tiếng Trung là thế, có hơn 12.000 cặp kết hôn ở Bắc Kinh, có 7.000 cặp ở Thượng Hải... và các nơi khác. Một ngày mà có nhiều người đến đăng ký kết hôn thế, thì cảnh dở khóc dở cười ở phòng đăng ký kết hôn sẽ như thế nào? Khác nào cái chợ vỡ, có khi bố mẹ xếp hàng cho con, đút lót để đăng ký... vân vân. Nhưng không hề cho biết vì sao lại gọi ngày 4/1/2013 là ngày "Yêu em mãi mãi"
Vậy cái căn nguyên ngày 4/1/2013 là như thế nao?
Tiếng Trung, viết ngày tháng ngược, ngày 1/4/2013 được viết là 2013/1/4. Đọc dãy số 201314 là "Èr líng yīsānyīsì". Các bạn nên hiểu phiên âm la-tinh nhé (Đại khái "Ơ ling ai sang i si", đại khái thôi nhá, các bạn biết tiếng Trung thì rõ, chứ tôi chỉ bập bõm thế).
Những từ này đọc na ná dãy từ "Ài nín yīshēng yīshì", trong mặt chữ là: 愛您一生一世, có nghĩa là "yêu em/anh một đời một kiếp". Về âm Hán Việt, 6 chữ đó là "Ái nâm nhất sinh nhất thế", nghĩa đúng như thế: "Yêu anh một đời một kiếp"
Hán và Việt đều có những cái dở hơi giống nhau về từ đồng âm, có nhiều chữ đồng âm. Ví dụ người Việt kiêng mèo vào nhà, vì "mèo" na ná "nghèo", còn thích chó vì "chó" na ná "có". Người Quảng Đông thích viết chứ Phúc ngược, vì từ "Phúc ngược" phát âm tiếng Quảng na ná "Phúc đến". Căn nguyên này cũng tương tự chuyện xảy ra ngày 4/1/2013 vậy thôi.
Tuy nhiên, điều chung nhất là loài người đều mong muốn tình yêu vĩnh cửu, nên đột nhiên người nói tiếng Hán có một ngày phát âm na ná như thế, cũng có cái hay, chen nhau đi đăng ký kết hôn cũng phải. (NXH)
201314, âm Hán Việt "nhị linh nhất tam nhất tứ" với "Ái nâm nhất sinh nhất thế" cũng hơi giống đấy nhỉ
Trả lờiXóa