(tiếp theo)
Như thường lệ, các dự báo của tổ chức này, ngân hàng nọ, định chế tài chính kia lại đều đặn được lên khuôn cho những số báo nóng hổi, những chuyên mục kinh tế, kinh doanh của hầm bà lằng các loại báo vào mỗi dịp bắt đầu quý 4, quý cuối cùng trong năm, quý tổng kết một năm bết bát. Cũng chẳng có gì lấy làm lạ khi các cụ được đều đặn nhồi vào đầu một viễn cảnh màu hồng, một viễn cảnh mà nền kinh tế sẽ tăng trưởng trở lại trong tầm nửa năm đến một năm tới. Báo mạng với báo giấy thi nhau quất lời cụ này, trích lời chuyên gia kia, hứa hẹn từ bộ này, bộ nọ và dù cái tên có thể khác nhau, chức vụ có thể khác nhau, nhưng tổng kết lại luôn là câu: "Dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng tôi tin, nền kinh tế sẽ ổn định và quay lại trong x,y,z tháng tới".
Em xin được nói luôn và ngay: Quên mẹ nó mấy quả báo cáo đấy đi. Chả có cái cứt gì trong vòng 12 đến 24 tháng tới cho cái nền kinh tế nói chung và cho cái túi tiền của các cụ nói riêng đâu, nên nếu cứ há miệng ra chờ sung thì em lấy làm tiếc phải thông báo với các cụ, còn lâu lắm, sung mới rụng được.
Trước hết, phải hiểu rõ nền kinh tế Việt Nam mới hiểu tại sao chúng ta cứ mãi ngụp lặn trong cái đống khủng hoảng này.
Nền kinh tế Việt Nam thật ra là một nền kinh tế lạc hậu, không có bất cứ một tí nội lực mang tính chất chuyên môn nào để hi vọng có nền kinh tế với những trụ cột công, thương, nông nghiệp nào cho ra hồn. Nền kinh tế Việt nó cũng phét lác như câu truyện Thánh Gióng bổng nhiên lớn bống lên và nhảy lên ngựa sắt ra biên cương. Với nền nông nghiệp lạc hậu từ kỹ thuật đến tư duy. Việt Nam đột nhiên cất cánh nhờ có nguồn tiền USD đổ vào sau khi Việt Nam chính thức trở lại trường quốc tế và gia nhập WTO.
Từ ông nông dân, có vốn ta mua máy cày, tăng sản lượng thu hoạch. Nhà khấm khá lên. Từ ông ngư dân, có vốn, ta mua thuyền to đánh bắt xa bờ. Thuyền và nhà, cũng nhờ thế mà khấm khá lên. Từ tiểu thương, bán buôn lặt vặt, đồng rau, đồng cỏ, có tiền, ta mở cửa hàng khang trang và nhập nhiều mặt hàng về cho thị trường và nhu cầu khu phố. Nhà cửa cũng từ đó mà cao hơn, rộng hơn và to hơn.
Người Việt Nam vốn cần cù, chịu thương chịu khó lại được trời phú cho sự khéo léo về tay chân và đầu óc nên những sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản, đồ gỗ, đồ may mặc được xuất khẩu bỗng nhiên làm ngạc nhiên tất cả các quốc gia mà trong đầu họ, nhắc đến Việt Nam nghĩa là nhắc đến chiến tranh, nhắc đến đánh nhau như chúng ta bây giờ nhắc đến Iran, Syria hay Bắc Triều Tiên.
Vươn vai trỗi dậy sau một thời gian bị cách ly với thế giới, Việt Nam vốn có cơ hội tuyệt vời để tập trung vào nông nghiệp và thương mại dịch vụ rồi chuyển dần cơ cấu từ trọng nông sang trọng thương và hướng tới mô hình một nước như Singapore với lợi thế quốc gia là một đường bờ biển dài giúp cho giao thương, du lịch dịch vụ cũng như khám chữa bệnh kết hợp nghĩ dưỡng. Nhưng không, chúng ta đã chọn một con đường sai lầm trong việc phát triển công nghiệp nặng là đóng tàu, khai khoáng, lọc hóa dầu, chế tạo máy và vật liệu xây dựng.
Một nền kinh tế để phát triển được nó cũng như một cơ thể khỏe mạnh. Phải được ăn đủ, ngủ đủ và được tích lũy đủ những dưỡng chất cần thiết để làm nền cho sự phát triển. Thay vì tập trung nhân lực và vật lực cho nông nghiệp, thủy hải sản và các nông sản chủ lực, chúng ta san sẻ nguồn sữa vốn chẳng lấy gì làm nhiều nhặn cho những ngành mà chúng ta mù tịt. Thay vì tập trung phát triển chuỗi bán lẻ, tập trung vốn nâng cao tay nghề may mặc, giày da để tạo thế mạnh cạnh tranh thì ta lao đầu vào những ngành mà với kinh nghiệm là cày, bừa, cuốc, xúc, ta phải đi học lại từ đầu. Và vì thiếu kiến thức, nên khi thấy thằng bất động sản làm ra tiền thì ông kinh doanh tắc-xi cũng nhảy vào bất động sản. Ông bất động sản nhảy sang làm thủy lợi. Ông làm thủy lợi nhảy sang làm khách sạn và cụm từ "Tập đoàn kinh doanh đa lĩnh vực" trở thành mốt tại Việt Nam. Chính các "tập đoàn hàng đầu" Việt Nam này đang làm cả nền kinh tế giãy giụa, ngụp lặn không biết bao giờ mới cần thở không cần ống thông.
Làm những thứ ta không biết, nó giống như toàn dân hồ hởi rủ nhau đi bơi trong khi cả lũ mới học xong phần lý thuyết bơi trên cạn.
Do vậy, điệp khúc không làm chủ công nghệ, nhập dây truyền công nghệ lạc hậu, phải thuê nước ngoài vận hành, chi phí chuyên gia cao, không chuyển giao được công nghệ đã xảy ra như cơm bữa. Thất bại của Việt Nam thật ra là thất bại tất yếu của một đứa trẻ bỗng dưng được trao trọng trách tiêu tiền khi không được bố mẹ nó giáo dục, dạy dỗ và định hướng xem tiêu tiền thế nào.
Những đồng đô la dễ dàng được ủn, được đẩy, được nhồi nhét vào Việt Nam thông qua những báo cáo đầy màu hồng của WoodMc, AT Kearney, HSBC, PwC và vô thiên lủng những báo cáo khác khi họ đánh giá thị trường Việt Nam một cách ngô nghê khi cứ nhân GDP với dân số rồi nhân với một phần trăm delta nào đó để làm bật lên sự hùng hồn của nền kinh tế với sức mua từ hơn 100 triệu dân này. Với tốc độc tăng GDP trong mơ, những chỉ số IRR toàn lên 20-30% làm những nhà đầu tư nước ngoài như ngồi trên đống lửa với quan niệm thằng nào chậm thì thiệt. Và với quan điểm đó, từ 1% đến 5% số tiền đầu tư được đưa vào nơi, mà họ nghĩ là sẽ làm cho quy trình phê duyệt dự án đầu tư sẽ nhanh hơn. Hành động này, chính hành động này, đã khiến tầng lớp quan chức, có quyền quyết vốn không nhanh nhạy với thời cuộc, vốn lấy chậm dãi, từ từ và đủng đỉnh làm phương châm sống lại càng có cơ hội thể hiện vì: "mày cần tao, chứ tao không cần mày".
Nhiều báo cáo nước ngoài cảnh báo, tệ tham ô, tham nhũng tại Việt Nam cao nhất nhì thế giới mà họ quên rằng chính họ, chính họ là người tạo ra một phông nền hoàn hảo cho quan chức Việt Nam, giới mà hơn 30 năm trước dẫn đầu về Bôn xê Vích và liêm khiết trở thành giới 30 năm sau bị cả xã hội lên vì cửa quyền và tham nhũng
Tất cả những nguyên nhân trên tạo ra một bức tranh hỗn tạp của nền Kinh tế Việt Nam, và nó chính là nguyên nhân ở một bài viết trước em viết hầu các cụ em có nói: Thế hệ doanh nhân 2.0 sẽ kéo sụp toàn bộ nền kinh tế xuống để một thế hệ doanh nhân 2.5 và 3.0 đưa đất nước đi lên.
Thế hệ 2.5 và 3.0 được đào tạo bài bản ở nước ngoài, hiểu rõ bản chất của nền kinh tế và quan trọng nhất, họ được tầng lớp phụ huynh của mình bồi đắp kiến thức, tiền bạc. thế hệ 2.5 và 3.0 này chỉ cần bản lĩnh và lòng tự trọng trong kinh doanh thì họ sẽ thành công.
Hãy quên thị trường chứng khoán hiện tại, nơi những "tập đoàn đa ngành hàng đầu" đang giãy đành đạch chờ chết. Hãy tạm quên đi mua vào những bất động sản để chôn quá nửa vốn lưu động của mình vào một thứ đang vượt quá giá trị của chính nó. Giờ là lúc bình tĩnh, bảo vệ tài sản của bản thân mình và chờ đợi cơ hội mới thực sự đến. Cơ hội sẽ đến cho những ai biết lợi dụng, tận dụng lợi thế quốc gia. Lợi thế từ con người, lợi thế từ thiên nhiên, thậm chí nếu mua được tài sản quốc gia giá rẻ cũng là một lợi thế.
Chúc các cụ chân cứng đá mềm trong cuộc phiêu lưu cho chính mình và với may mắn, các cụ có thể ghi tên của mình và thế hệ doanh nhân 2.5, 3.0. Thế hệ doanh nhân định hình Việt Nam trong thập niên tới.
Cụ Bùi
Hay quá! Vẫn còn cơ hội cho mình roài, các anh U60 hãy giữ vững tinh thần và sức lực để chờ đợi thời cơ nhé!
Trả lờiXóaMất ngủ nên nghiên cứu mấy bài cụ Bùi viết về tái cấu trúc, khủng và hoảng...cơ mà sao tự thấy xấu hổ với bản thân quá đi mất. Tư duy cũng ko vượt qua đc tư duy thuyền thúng, lập cty kiếm vài cái hợp đồng cò con đến lúc hết cơ hội thì vứt GPKD đi, làm dự án thì tư tưởng chụp giật ( mình ko giật thì ng khác cũng cướp), xây dựng chiến lược xa hơn cũng chẳng ổn. Có tí vốn thì ko biết kinh doanh gì để sinh lời? Tiền thì ít tình thì thiếu, ko lẽ nặn ra mấy câu thơ cho đỡ buồn. Haizz đời sao thấy ảo thế, trống rỗng quá!
Trả lờiXóaĐời sao ảo thế.... em nay thế hệ @ đây. Hãy về làm thư ký cho anh tr q hưng nhé
Trả lờiXóa