10. Lúa.
Nếu có ai bảo: Mày lúa thế. Tức là họ chê bạn… nhà quê. Từ “lúa”, tương tự như từ “khoai” hồi những năm 80 thế kỷ trước. Chắc cũng bắt nguồn từ chuyện chê người nhà quê. Nó có nghĩa là đần đần, ngớ ngẩn, nhưng nhẹ hơn, có vẻ không biết. Nhưng “lúa” còn chỉ cả hành trạng, trang phục, chứ không chỉ trí óc, hiểu biết.
11. Ném đá.
Nếu nhiều người chê trách ai điều gì, người ta bảo rằng đó là “ném đá”.
Từ này hiện nay dùng nhiều, ở dạng phổ thông rồi. Nhưng đây cũng là từ mới, mới khoảng hai chục năm nay. Báo chí cũng dùng. Trước đây, cũng với nghĩa thế, thì dùng từ “đánh hội đồng”. Bây giờ không nói bị đòn hội đồng, mà là bị ném đá. Thế đấy.
12. Quạt cuồng.
Tôi nhớ có một bạn comment ở bài thơ của NCT, khi kích động cho “các anh oánh nhau” em bảo em là “quạt cuồng” của các anh. Tôi hiểu là em lấy quạt để quạt cho các anh cãi nhau. Nhưng không phải. Hóa ra từ này bắt nguồn từ tiếng Anh. Khi bạn hâm mộ ai, tiếng anh gọi là “fan”, cái quạt cũng có mặt chữ là “fan”. Người hâm hộ cuồng nhiệt, nói nửa Tây nửa Việt là “phen cuồng”, rồi từ đó biến thành “quạt cuồng”. Hay nhỉ.
13. Cu-te và Kul.
Tôi đã phải rất cố gắng để phân biệt hai từ này của các bạn trẻ. Khi gặp nhau, người ta khen một em: Ôi, cun quá. Khi khác lại hô: Ku-te thế…
Từ Kul, kể cả ngôn ngữ chat cũng dùng. Đó là phiên âm của từ tiếng Anh: Cool. Nghĩa là mát mẻ. Ở đây có sự “Việt Nam hóa” rất lạ giữa từ “hot” (nóng) và từ “cool” (mát). Khi xem phim sex, thấy người khác hở hang, thì ở phương Tây người ta dùng từ “hot”, còn ở ta, lại dùng từ “tươi mát”, tức là "cool". Có sự ngược nhau khá thú vị. Điều này nằm ở văn hóa và tập quán. Ví dụ: Gọt củ quả, người Tây gạt vào, người Ta gạt ra; khi thích và an ủi nhau, người Tây xoa đầu, còn khi xoa đầu thì người Ta cho là coi thường. Như vậy, từ chỗ nói “hot” thì người Việt nói “mát”, mát ở tiếng Anh là cool, thế là gọi là “kul”, để chỉ một người có biểu hiện sexy, tươi mát, hở hang...
Còn từ Cute lại là xinh xắn, dễ thương. Phát âm gần giống kul, nhưng nghĩa là khác hẳn.
14. Hot- boi và hot-gơn
“Hot” nghĩa tiếng Anh là nóng, nhưng Hot-boy, hot-girld lại là chỉ các cậu, các cô đang nổi tiếng, có sức hút, được nhiều người chú ý. Đây là cách phiên âm từ sang dùng ở tiếng Việt, còn ngữ nghĩa giống như ở gốc tiếng Anh.
15. Tin.
Từ này đúng là phiên âm cách nói của người Anh về tuổi từ 13 đến 19. Có lẽ nhiều người biết nghĩa của nó rồi. Nhưng cách dùng từ này có chút biến đổi. Từ chỗ coi người kia ở độ tuổi tin, thì bây giờ “tin” biến thành tính từ. Ví dụ: Cô kia trông “tin” thế.
16. Vãi; vãi luyện.
Từ “vãi” là một hiện tượng bi thảm nhất của ngôn ngữ Việt. Nó là một từ lịch sự nhất của kho tàng từ tục tĩu hiện nay giới trẻ đang dùng.
Từ “vãi” là rút gọn của một từ rất tục, nguyên văn là “vãi cả lồn” hoặc “vãi lồn” (xin phép các bạn, vì đây là khảo cứu ngôn từ, nên tôi không viết tắt). Có lẽ cụm từ tục tĩu này này đầu tiên chỉ được dùng hẹp trong phạm vi địa phương, nhưng do có mạng Internet, mà nó phổ biến ra diện rộng. Vì trước năm 2002, tôi không thấy giới trẻ dùng nhiều từ này. Sau khi đi vào ngôn ngữ chat, nó được rút gọn thành “vcl”, hoặc “vl”. Và, khi đó trong đời thường, dường như nó được lược bỏ từ tục, chỉ còn lại từ “vãi”. Có nghĩa là “rất”, hoặc “ghê lắm”.
Sau khi có vụ án Lê Văn Luyện giết người dã man, cư dân mạng tranh luận, lên án sự kinh tởm của Lê Văn Luyện, nhưng cũng công nhận hắn là yêng hùng, loại yêng hùng dã man, và thay chữ l. trong “vl” thành… vãi luyện. Như vậy, hành trình từ một từ rất tục tĩu, trở thành một từ nghe ra thì không có từ tục nữa, mà hiện nay, cứ phát âm nó, người ta lại nghĩ đến từ tục. Có lẽ đến một ngày nào đó, khi người ta không còn nhớ đến từ tục, mà chỉ biết nghĩa văn cảnh của nó thôi, đó là để nhấn mạnh hành động nào đó. Ví dụ: Hay vãi, Chán vãi, trông hề vãi luyện…
Cũng tương tự cụm chữ tắt “vcl”, là chữ “đcm” trong ngôn ngữ chat. Đó chính là câu chửi tục, chửi thề của đám trẻ. “Địt con mẹ” biến thành “đcm”. Tiếc thay, và bi kịch thay, là thanh niên bây giờ dùng cụm từ này như là câu cửa miệng. Từ tắt, từ tục, thì ngôn ngữ chat rất nhiều, kể không hết.
Một nhóm từ hay dùng trong ngôn ngữ chat là viết chệch, viết méo. Ví dụ: “rùi” thay cho “rồi”, “chiện” thay cho “chuyện”, “j\” thay cho “gì”… vân vân. Ví dụ: “ J\ mà nhìu chiện? Xong rùi mà” hoặc “Tao pun ngu we” (Tao buồn ngủ quá). Thông thường, đây chỉ là ngôn ngữ chữ viết khi chat. Nhưng gần đây, một vài chữ đã thành tiếng nói thường ngày, kiểu như chữ “rùi” trên đây.
Nói thêm: Bài này chỉ định nói về tiếng nói, chữ không bàn chữ viết. Tuy nhiên, tôi cũng bàn đến một chút. Trong tiếng Anh, cũng có kiểu ngôn ngữ chat, một loại chữ viết tắt riêng cho cộng đồng mạng. Kiểu này rất phong phú. Nó là nhu cầu tất yếu khi điện thoại di động phát triển, người ta có nhu cầu chat và nhắn tin. Và, khi chưa có bàn phím điện thoại loại đủ các phím chữ cái, loại điện thoại cũ, bàn phím chữ dùng 9 phím số, thì người ta tìm cách thay thế chữ sao cho số lần bấm phím là tối thiểu. Ví dụ, nếu bấm chữ ô, thì phải bấm hai lần chữ o, mà chữ o thì phải bấm 3 lần phím 6, còn chữ u thì chỉ phải bấm 2 lần phím 8. Trường hợp cư dân mạng thay chữ i bằng chữ j cũng vậy. Nếu bấm chữ i thì phải bấm 3 lần phím 4, còn bấm j chỉ một lần phím 5. Kiểu thay thế chữ này, khi có bàn phím điện thoại qwerty, thì không cần nữa, nhưng người ta quen mất rồi.
Tuy nhiên, dù cho có bàn phím máy tính, thì ngôn ngữ tiếng Anh vẫn bị thay thế khi viết tắt, rút gọn. Ví dụ: “2” thay cho “hi”, “u” thay cho “you”… vân vân.
Có một số bài viết lên án cách lạm dụng chữ tắt, viết tắt… và coi như thảm họa. Thực ra, việc vận động ngôn ngữ là tất nhiên, những cái gì không hay, không bám rễ được vào đời sống thì sẽ mất, cái gì thiết thực và hay, đẹp thì sẽ sống.
Hê hê, từ kul này giới @ nói đến không phải là "cold" mà từ "cool" - mát mẻ, tươi mát đấy tác giả ạ. Ảo quá!
Trả lờiXóaChúc tác giả ngủ ngon, m...oa...m...oa
Trả lờiXóaLúa.
Xóa