Mở đầu, 2 câu thơ của Huyền Quang, diễn giải ra là: Một cô gái 16 tuổi ngồi thêu gấm, hoa tử kinh nở, chim hoàng ly bay nhảy ca hát. Đó chắc là một khung cảnh lãng mạn. Hai câu đầu bài thơ là bức tranh đẹp, thanh bình và thơ mộng.
Hai câu đầu này, có thể nhiều nhà thơ “không Thiền” cũng làm như vậy. Nhìn sơ qua, nó là phép tả thực. Thi sĩ thấy thế nào, tả thế đó. Tất nhiên, hình ảnh thực tại phải qua nhận thức của bản thân thi sĩ.
Song, nếu không phải một nhà Thiền học, thì có lẽ không làm như 2 câu thơ tiếp theo.
Bằng phép diễn dịch thô sơ, hai câu ấy có nghĩa là: Có nỗi niềm thương vô hạn ý xuân; chính là dồn lại ở phút dừng kim thêu, im lặng.
Bắt đầu có sự khó hiểu.
Đến đây, bắt buộc phải nói qua về Thiền và Thiền Trúc Lâm. Không thể không nói.
Thiền Trúc Lâm mà Huyền Quang là đại diện, tổ thứ ba của Thiền phái, là Thiền kế tục Thiền tông. Lịch sử Thiền trôi chảy từ Thiền Phật giáo Nguyên thủy đến Thiền Đại thừa, rồi đến Thiền của Thiền tông, là một quá trình biến đổi quan niệm Thiền, biến đổi cách hành Thiền. Phép tu Thiền có hành động tu, và có chứng. Tu là nhận thức thế giới khách quan thông qua tâm (trực chỉ nhân tâm), có ảnh hưởng ở truyền thống Định và Quán từ thời Phật tổ. Chứng là biến cố ngoài thời gian, nhận thức sự thật mà cuộc đời vô thường đang diễn ra, và chứng đến tận cùng thì thấy được Tính, tức là đạt đến Giác Ngộ. Như vậy, tu thì có thể dần dần, mà chứng thì có thể bất thình lình, trong phép tu Thiền, gọi là Đốn Ngộ. Trong các pháp môn, thì Thiền còn được gọi là Đốn Giáo, tức khi đã tu đến mức nào đó đạt đến Kiến Tính, tức có Đốn Ngộ, tức thình lình thành Phật (kiến tính thành Phật). Thiền Trúc Lâm kế thừa Thiền tông, cho rằng, về lý luận, có thể thành Phật ngay cõi đời này. Trần Nhân Tông đã phát biểu tóm tắt chân lý “Cư trần lạc đạo” cũng là chuyên chở tinh thần này.
Trong bài thơ Xuân nhật tức sự, có hai quá trình Thiền lồng vào nhau.
Khi nói về cô gái 16 tuổi (đôi tám = 16, cách nói thời xưa) đang ngồi thêu, có thể hiểu cô ta thêu dưới dàn hoa có hoa nở, chim hót. Song, thực ra cũng có thể hiểu, cô ta đang thêu hoa, thêu chim. Dưới bàn tay cô, hoa và chim đang dần dần hiện ra. Cô gái đang nhận thức cuộc sống vô thường này, đó là một dòng chảy biến đổi không ngừng, hoa nở, chim chuyền. Bàn tay thêu chính là phép tu trong Thiền học, mà hoa và chim là chứng quả. Cô gái cứ thêu thong thả, say mê, đến một lúc nào đó bàn tay ngừng, vạn vật im lặng, đó là giây phút của Đốn ngộ, của kiến tính. Đấy chính là khi nhận thức được Xuân ý. Xuân ý ở đây chính là Phật tính của quá trình sự việc đã diễn ra.
Song, cũng có một quá trình Thiền khác, một vòng tròn bao quát cả quá trình trên. Tức là xuất phát từ tâm tác giả. Tác giả ở đây đã ẩn mình, nhưng vẫn hiện rõ cái bản ngã khi ông ta miêu tả cảnh xuân: một cô gái, dưới hoa và chim đang chuyền cảnh ca hát. Nếu chỉ thế thôi, thì mọi thi sĩ cũng đã thấy. Đó là quá trình tu chứng của người đang Thiền. Nhưng với Thiền sư, ông đã phát hiện ra Xuân ý trong cái khung cảnh khi mà cô gái ngừng tay thêu, vạn vật im phắc. Đó là khung cảnh tưởng tượng, trong một giây phút chưa chắc có thật trong thực tế, nhưng mà về mặt lý thuyết thì giây phút ấy chắc chắn tồn tại. Đối với tác giả, cả cô gái và hoa và chim đều là chứng trong phép tu Thiền, để đạt đến kiến tính là Xuân Ý. Đó là phút Đốn Ngộ, mà Phật tính mang nội dung của Ý xuân. Đó là phút giây tâm không vướng bận, cõi Niết Bàn ở ngay cuộc sống này. Từ khi đạt đến "ngừng tay, ngừng tiếng" tức là đạt đến nơi Kiến tính, qua phép Đốn Ngộ, thì hiện rõ cái Không. Phút Không huyền diệu ấy không còn phụ thuộc tác giả nữa, nó là tự do tuyệt đối, không vướng bận...
Có thể liên hệ tư tưởng Thiền trong các bài thơ Thiền khác. Một bài nổi tiếng là bài “Cáo tật thị chúng” của Mãn Giác Thiền sư, hay “Ông chài” của Thiền sư Không Lộ… vân vân.
Có tác giả là Giáo sư Tiến sĩ ở Trường Đại học Khoa học và Nhân văn (NPH) đã phân chia thơ Lý Trần thành 2 loại: Thơ Thiền triết học và Thơ Thiền lãng mạn. Hồi còn biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học, tôi chém hầu hết bài luận lê thê này, chỉ để lại phần tóm tắt. Thơ Thiền mà phân loại thành 2 loại như vậy, thực sự có làm luận án tiến sĩ nọ kia, thì cũng không hiểu quái gì về Thiền cả. (Dĩ nhiên sau đó ông ấy phản ứng rất dữ dội)
Cái gọi là “Thơ Thiền” tức là phải nhìn thấy thông điệp về tư tưởng Thiền trong bài thơ ấy. Mà Thiền thì có phải là một phép thực hành viễn tưởng nào đâu, có phải phép tu tập của người ngoài trái đất đâu. Cho nên, trước hết, thơ ca dù có mang tư tưởng Thiền, cũng là một tác phẩm văn học tức nó phản ảnh cuộc sống, trước hết, nó phải là “thơ”. Mà đã là thơ chuyên chở tinh thần Thiền thì phân loại thành “Triết học” hay “Lãng mạn” đều là việc làm kỳ khu không cần thiết, nếu không nói thẳng là hiểu rất lệch lạc.
Tất nhiên, khi đọc bài thơ không phải với con mắt Thiền học, thì bài thơ vẫn là một tác phẩm văn học hoàn thiện. Đây là một thể tuyệt cú. Loại thơ 4 câu này có truyền thống từ Đường thi. Đường thi cũng chịu ảnh hưởng của không khí xã hội Trung Quốc khi đó nặng tinh thần Thiền tông Trung Hoa, chuyên chở cả Lão giáo trong đó. Tinh thần này truyền vào Nhật, được người Nhật rất thích, tích hợp với tinh thần Võ sĩ đạo, thành triết lý Tĩnh nổi tiếng của Nhật.
Với cái nhìn thông thường, bài thơ Xuân nhật tức sự cũng là một bài thơ hay, có thể bình rằng, đó là khung cảnh xuân lãng mạn, mà phút lắng đọng đã được tác giả nhin thấy giữa dòng chảy đầy tính động của mùa xuân. Đó là xuân ý trong tâm hồn con người giữa mùa xuân... vân vân...
Tất nhiên, khi đọc bài thơ không phải với con mắt Thiền học, thì bài thơ vẫn là một tác phẩm văn học hoàn thiện. Đây là một thể tuyệt cú. Loại thơ 4 câu này có truyền thống từ Đường thi. Đường thi cũng chịu ảnh hưởng của không khí xã hội Trung Quốc khi đó nặng tinh thần Thiền tông Trung Hoa, chuyên chở cả Lão giáo trong đó. Tinh thần này truyền vào Nhật, được người Nhật rất thích, tích hợp với tinh thần Võ sĩ đạo, thành triết lý Tĩnh nổi tiếng của Nhật.
Với cái nhìn thông thường, bài thơ Xuân nhật tức sự cũng là một bài thơ hay, có thể bình rằng, đó là khung cảnh xuân lãng mạn, mà phút lắng đọng đã được tác giả nhin thấy giữa dòng chảy đầy tính động của mùa xuân. Đó là xuân ý trong tâm hồn con người giữa mùa xuân... vân vân...
Ghi chú: Nếu các bạn muốn tìm hiểu sâu về tư tưởng Thiền, thì có vô khối sách, tuy nhiên, chọn sách nào cũng không dễ. Sau đây tôi tư vấn cho các bạn mấy đường link với các bạn nhập môn:
1. Thiền là gì?
Xin anh NXH bình tiếp một bài thơ thiền nữa. Lần đầu tiên tôi chăm chú đọc bài bình của một người mang tinh thần Thiền tông bình một cách rõ ràng như vậy.
Trả lờiXóaBài thơ Ngư nhàn của Thiền sư Không Lộ:
Trả lờiXóaVạn lý thanh giang, vạn lý thiên,
Nhất thôn tang giá, nhất thôn yên.
Ngư ông thuỵ trước, vô nhân hoán,
Quá ngọ tỉnh lai, tuyết mãn thuyền.
Dịch nghĩa: Sông xanh muôn dặm, trời muôn dặm; Một xóm dâu mía, xóm khói mây; Ông chài ngủ say tít không ai gọi, Quá trưa tỉnh dậy, tuyết xuống đầy thuyền.
Dịch thơ: Vạn dặm sông xanh, vạn dặm trời/ Một thôn dâu mía, một thôn mây/ Ngư ông ngủ tít không ai gọi/ Quá ngọ tỉnh ra, tuyết trắng thuyền.
"Quá trình Thiền" ở đây là phép tu của ông chài đang ngủ, cảnh sắc thiên nhiên được nhận biết đến kiến tính chính là khi "tỉnh giấc". Tỉnh giấc chính là Đốn Ngộ và Giác ngộ chính là "tuyết đầy thuyền", một hình ảnh phi lý, tưởng như không có thực. Trong khi ông chài mang thuyền đi câu, thì ông ta không phải câu được cá vào thuyền, mà câu được tuyết, câu được thiên nhiên mùa đông...
Tái bút: Có một chuyện lý thú... Hồ Chí Minh trong bài "Nguyên tiêu" cũng mượn thủ pháp giống hệt bài thơ "Ngư nhàn" này. Do Ông Cụ là lãnh tụ, không biết bao nhiêu con vẹt đã ca hót về bài thơ này, nhưng chưa mấy ai nhìn thấy sự tương đồng giữa hai bài thơ và họ sợ kết luận Ông Cụ làm thơ Thiền. Sao lại bảo Hồ Chí Minh làm thơ Thiền? Thực sự thì "Nguyên tiêu" cũng chính là bài thơ Thiền, tương tự "Ngư nhàn", nếu nói chữ là "học tập" Không Lộ, mà nói thẳng là "bắt chước".
"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền".
Bài này quá quen, chắc không dịch các bạn cũng hiểu. Cái điều "Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền" kia khác gì "Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền". Phải công nhận hình ảnh "nguyệt mãn thuyền" hay hơn, Việt Nam hơn. Cụ Không Lộ Thiền sư ngày xưa bắt chước Đường thi, hạ "tuyết mãn thuyền", còn Ông Cụ bây giờ rõ ràng là làm thơ về Việt Nam.