Năm ngoái cư dân mạng phát sốt vì chuyện cô giáo Trường Trung học cơ sở Lomonoxop (Hà Nội) cho 8 điểm bài văn mà học sinh hiểu “canh gà Thọ Xương” là "món ăn đặc sản”. Cô giáo bị ném đá bươu cả đầu và phải nghỉ dạy đi nằm viện. Cũng ngôn ngữ đó nhưng tư duy khác đi thì lời giải thích cũng khác, có gì phải lên án? Sao cứ bắt buộc người ta phải hiểu theo cách suy nghĩ cũ đã thành nếp vậy?Người xưa nói thế này, tôi hiểu ra thế kia thì có sao đâu? Tất cả là tại cái tiếng Việt của ta nó đa dạng, nó thích nghi với tất cả mọi người, mọi tầng lớp, từ ông đánh dậm đến người chí sĩ quân tử? Sao cứ bắt họ phải nghĩ giống nhau? Mở đầu “Một phút thư giãn tháng 4” tôi lại xin giới thiệu về sự tuyệt với của tiếng Việt qua tư duy của một người nước ngoài để các bạn cùng trao đổi nhé. Cũng đừng đòi hỏi câu từ phải trích dẫn chính xác vì đây là chuyện vui mà. (NCT).
Tiếng việt tuyệt vời (2)
Tuần trước có việc vào Đại học Quốc gia Hà Nội, được mấy giáo sư kể cho nghe câu chuyện về một anh sinh viên người Hungary sang Việt Nam làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ngôn ngữ tiếng Việt. Cuối đợt nghiên cứu trường ĐHQG Hà Nội tổ chức một kỳ thi gọi là khảo sát trình độ của từng nghiên cứu sinh. Đề văn ra như sau:
"Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương."
Đọc xong đề, anh chàng nghiên cứu sinh khoái chí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:
"Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.
Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu:
+"la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.
+"la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
"Đà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.
"Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.|
" Thọ" : nhiều lần (lâu)
Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:
“Trời nổi cơn bão lớn
Lao xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần”.
"Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương."
Đọc xong đề, anh chàng nghiên cứu sinh khoái chí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:
"Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.
Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu:
+"la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.
+"la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
"Đà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.
"Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.|
" Thọ" : nhiều lần (lâu)
Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:
“Trời nổi cơn bão lớn
Lao xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần”.
(NCT- sưu tầm)
Cảm ơn NCT đã cho những fan hâm mộ nhiều món anh tinh thần qua blog.
Trả lờiXóaĐầu tuần và cũng là đầu tháng chúc NCT va blog có nhiều món mới.
Thân gửi LCT.
XóaThật đúng là “Chém gió”. Tuy nhiên, nếu đã là chém gió thì cũng không nên đưa những thông tin cụ thể như: Ngày giờ; Địa điểm; Cơ quan… vì sẽ gây nhiều phiền phức. Cụ thể ở đoạn này lại tả chi tiết quá. Chả lẽ các Thầy GS-TS ở Đại học Quốc gia Hà Nội lại nhầm lẫn câu: Tiếng chuông Trấn Vũ - Canh gà Thọ Xương hay sao?. Thật láo toét?
Cái Internet của em từ sáng làm sao ấy nên em không vào được blog E. Em định nói về dị bản trong ca dao. Chưa kịp nói thì các anh đã cãi nhau rồi. Ca dao là văn học dân gian, nên có một đặc tính là DỊ BẢN (Bản khác nhau). Chẳng cứ ca dao, các thể loại khác của văn học dân gian đều như vậy. Phó thường dân em còn nhớ cô giáo dạy văn của em dạy thế, có gì mà phải cãi nhau về chuyện này. Bản TIẾNG CHUÔNG TRẤN VÕ (TRẤN VŨ)... là bản tả cảnh quanh HỒ TÂY - Hà Nội (Bản này, thì bài ca dao còn 2 dòng nữa: Mịt mù khói tỏa ngàn sương/ Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ). Bản TIẾNG CHUÔNG THIÊN MỤ ... là bản tả cảnh ở HUẾ.
XóaEm là phó thường dân 13:46 đây ạ. Hồi chiều vội quá nên em chưa nói hết, cả với ND 10:48 lẫn anh NCT. ND 10:48 thì không hiểu về tính chất dị bản của ca dao nên đã kết luận vội vàng "thật láo toét", không hiểu là nói ai (anh Hung, các GS hay NCT). Còn anh NCT thấy ND 10:48 viết lẫn âm N va L cũng vội vàng kết luận "đúng là người phố Hiến". Điều này làm em hơi tự ái đấy ạ. Bởi phó thường dân em cũng là "người Phố Hiến" nhưng chẳng những em không viết sai bao giờ, mà đến nói em cũng chẳng sai hai âm này.
XóaBác NCT hôm nay lại thay hình anh lợn cười bằng anh Chẫu chàng xanh à? có lý do gì đấy hà bác?
XóaEm biết câu chuyện trên, nhưng anh chàng người nước ngoài trong câu chuyện của em dịch câu đầu hay hơn:
Trả lờiXóaCuồng phong lay ngọn trúc
Đổ xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một hồi chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần.
Chắc anh chàng người nước ngoài trong câu chuyện của em, không phải là người Hung, người Pháp mà là người...Tàu mới dịch câu đầu như thế. (NCT)
XóaAnh lợn trong ảnh cười tươi thế. Chỉ nhìn anh ấy cười thôi, em đã muốn cười theo rồi!
Trả lờiXóaAnh lợn này lắp răng giả, chứ răng lợn thật làm gì được như thế.
XóaChẳng lẽ anh Lợn đã rụng hết răng rồi à?
XóaCƯỜI TRƯỚC GIỜ LÀM VIỆC
Trả lờiXóaCác bạn đã bao giờ để ý xem trẻ con nhận thức về chính trị thế nào chưa? Bọn trẻ bây giờ rất thông minh và nhận thức của chúng sâu xa hơn những gì mà bạn tưởng tượng. Các bạn hãy nhìn cặp sách trên lưng chúng thì biết.
Một cậu bé học lớp 1 sau buổi học ở trường về nhà hỏi bố thế nào là nhà nước, thế nào là tư bản, thế nào là lao động...? Ông bố thấy khó giải thích được cho con hiểu mới lấy ví dụ:
Con hãy nhìn vào gia đình mình đây là sẽ hiểu ngay này. Bố kiếm tiền và mang tiền về nhà, vậy bố sẽ giống như là nhà tư bản. Mẹ con là người quản lý số tiền này nên mẹ sẽ giống như Nhà nước. Bố mẹ chăm lo cho con, luôn mong cho con hạnh phúc và yên ổn nên con là nhân dân. Chị giúp việc nhà ta là giai cấp lao động, em bé của con sẽ là tương lai của chúng ta. Con đã hiểu chưa?
Cậu bé hãy còn băn khoăn lắm nhưng bố bảo phải đi ngủ nên lặng lẽ lên giường. Giữa đêm, cậu tỉnh dậy vì em nhỏ đã ị ra tã lót và đang kêu gào ầm ĩ. Cậu chạy sang phòng ngủ của bố mẹ, thò đầu vào nhưng thấy mẹ đang ngủ rất say. Cậu bèn đi tiếp đến phòng của chị giúp việc thì nhìn thấy bố đang vật nhau với chị ta trên giường. Cậu đành đi về phòng ngủ tiếp.
Sáng hôm sau, ông bố hỏi cậu bé xem cậu đã hiểu lời giải thích của bố hôm qua chưa và yêu cầu cậu tự diễn giải lại. Cậu con trai trả lời không chút ngập ngừng: Vâng, bây giờ con đã hiểu. Đại khái cũng giống đêm qua: Nhà tư bản đè đầu cưỡi cổ giai cấp lao động trong khi Nhà nước ngủ say không biết gì. Chẳng ai đếm xỉa gì đến nhân dân, còn tương lai thì ngập trong cứt ạ. (Trần Quang)
Quá thâm luôn Bác NCT ạ!
XóaSao E 13:28 bảo "câu chuyện do Trần Quang sưu tầm hôm nay thâm thúy quá" mà ND 20:05 lại bảo "Quá thâm luôn bác NCT ạ" là thế nào? Vậy NCT là Trần Quang à? Hay NCT là E 13:28? Và sao ND 20:05 lại biết những điều đó nhỉ?
Trả lờiXóaEm xin lỗi đã ghi nhầm bác NCT vơi bác E 13:28. Không hiểu sao cứ thấy bác E nào không đề tên là em lại đoán thành bác NCT (ND20:05)
XóaChuyện thô thiển quá. Hơn nữa, 8 giờ kém 01 phút mới đăng thì làm sao mà cười trước giờ làm việc được?
Trả lờiXóaCƯỜI TRƯỚC GIỜ LÀM VIỆC
Trả lờiXóaTại hội nghị về kiến trúc thế giới do Hiệp hội đô thị Quốc tế tổ chức tại thành phố Milan (Italia) năm ngoái, sau 8 tiếng đồng hồ đem các khiếm khuyết của các công trình lớn ra mổ xẻ và phân tích (đoàn đại biểu VN được liệt vào danh sách các đoàn tranh luận tích cực và có nhiều có ý kiến phê bình khiếm khuyết kiến trúc đương đại). Bế mạc hội nghị, một vị đồng chủ tọa là kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp đã có một câu nói rất hình tượng:
- Tôi đã đi nhiều nơi trên trế giới, và may mắn được chiêm ngưỡng nhiều kỳ quan, nhưng theo tôi, cơ thể người đàn bà mới là một công trình kiến trúc đẹp nhất, toàn mĩ nhất mà tạo hóa đă ban cho loài người chúng ta.
Tất cả các đại biểu có mặt trong hội nghị vỗ tay tán thưởng ầm ầm, nhưng các chuyên gia kiến trúc sư Việt Nam vẫn ngồi lặng thinh. Đợi cho tiếng vỗ tay dứt hẳn, ông Trưởng đoàn Việt Nam mới đứng lên dõng dạc:
- Chúng tôi không tán thành quan điểm của Ngài. Đó chưa phải là một công trình toàn mĩ, mà vẫn có khiếm khuyết. Theo chúng tôi tôi khiếm khuyết lớn nhất trong các khiếm khuyết của công trình này là khu giải trí đặt quá gần khu vệ sinh!!! (Trần Quang)
CƯỜI TRƯỚC GIỜ LÀM VIỆC
Trả lờiXóaLại kể tiếp về những bi hài người Việt, do truyền thống của dân tộc và thối tiểu nông gây ra.
Một người Việt đi công tác nước ngoài tại Thụy Sỹ, đêm đó đi tìm gái nhưng không thấy. Hỏi thổ địa ở đây, họ nói: "Nước tôi là một nước văn minh nên không có Cave, để đáp ứng nhu cầu đó, ở ngoài đường có cái máy tự động như cái bốt điện thoại, cần giải quyết nhu cầu sinh lý, anh chỉ việc đưa 10 Cent vào khe và máy sẽ mở ra, anh đưa "hàng" vào đó và sẽ được thỏa mãn.
Anh chàng người Việt tìm thấy một máy như vậy trên đường, và làm theo lời dân thổ địa, nhưng nhìn kỹ trên máy có 2 khe lỗ, một to một nhỏ, khe lỗ to có ghi: 10 Cent, khe lỗ nhỏ có ghi: 5 Cent.
Ngẫm nghĩ một lúc rồi anh chàng bèn tự nhủ: Mình người "hàng" nhỏ, chắc là dùng lỗ nhỏ rồi, lại chỉ mất có 5 Cent...
Anh chàng nhét 5 Cent vào lỗ nhỏ, lỗ từ từ mở ra, anh chàng đưa "hàng" vào, một lúc thấy chẳng sung sướng gì mà đau quá, rút ra thì "hàng" đã bị gọt nhọn hoắt. Tìm đến Cty sản xuất máy để kiện thì nhận được giải thích: "Tại sao trước khi dùng anh không đọc hướng dẫn sử dụng? Khe 10 Cent là thõa mãn nhu cầu tình dục, khe 5 Cent có chức năng gọt bút chì?..." (Trần Quang)
hihi, cháu thực sự rất tâm đắc về chủ đề và bài viết của bác NCT trong bài này. Một chủ đề có nhiều sự tranh cãi và lối viết ấn tượng, đặc biệt là câu chuyện sưu tầm nó giúp người đọc của chúng ta hiểu dược tiếng Việt không hề dễ một chút nào. Với các cung bâc, ngữ nghĩa khác nhau của mỗi từ và khi ghép lại với nhau nó lại mang một nghĩa khác chứ không đơn thuần là nghĩa như trước. hì, Tiếng Việt thật khó hiểu theo nghĩa logic cộng ghép lại nhưng dù sao cũng yêu tiếng Việt bởi đặc thù có một không hai này :))
Trả lờiXóaCháu: Thủy Bùi
CƯỜI TRƯỚC GIỜ LÀM VIỆC
Trả lờiXóaMột chàng thanh niên qua nhà ông bà nội chơi ngày Chủ nhật. Thấy ông nội anh ta ngồi trước nhà chỉ mặc áo mà không tấc vải che thân từ bụng xuống chân, anh ngạc nhiên kêu lên:
- Trời đất ơi, ông nội sao ngồi đây không mặc quần vậy?
Ông cụ mắt vẫn nhìn xa xăm không trả lời . Anh thanh niên lại hỏi:
- Ông nội ơi, ông có sao không? Sao ông ngồi đây mà không mặc quần ?
Cụ già trả lời chậm rãi mặt vẫn quay nhìn về phía trước:
- Cháu không biết à? Hôm trước ông ngồi đây không mặt áo, tối bị cứng cái cổ. Cho nên hôm nay bà mày bắt ông ngồi như vậy đó!!! (Trần Quang)
Những mẩu chuyện cười của bác Trần Quang suy ra lại liên quan cái Ê..A rồi...!
XóaTrần Quang ơi, anh có thể giúp ông cụ này chiều được ý bà cụ mà không cần ngồi trước nhà trong bộ dạng buồn cười ấy. Phó thường dân em mách nhỏ nhé: Hãy cho ông ấy xem ảnh và clip trong mục TIN LẠ của blog E!
Trả lờiXóaCƯỜI TRƯỚC GIỜ LÀM VIỆC
Trả lờiXóaỞ cái tuổi U60 như các anh lớp E, các bộ phận trong cơ thể cũng đang nghĩ đến chuyện nghỉ hưu. Một bữa nọ, các bộ phận trong cơ thể họp nhau lại để thảo luận xem bộ phận nào có thể cho nghỉ hưu trước.
Quả tim lên tiếng: "Tôi đã làm việc 24/7 trong suốt gần 60 năm trời, mệt quá rồi. Xin quý vị cho phép tôi được về hưu"
Mấy bộ phận khác vội lên tiếng "Đâu có được, anh mà retire là tụi tôi chết cả nút đấy"
Đến lượt phổi lên tiếng "Tôi cũng đã mệt mỏi quá rồi, ông chủ hút thuốc lá mấy chục năm nay không chịu bỏ. Thôi xin phép cho tôi về hưu"
Tức thì các cơ quan lại nhao nhao phản đối. Còn đang tranh cãi thì lại có tiếng ai đó nài nỉ đòi về hưu. Tức mình cả bọn gắt lên "Lại ông nào đòi nghỉ làm việc nữa, đứng lên xem nào!"
Một giọng uể oải cất lên "Mẹ kiếp, tôi mà đứng lên được thì cần đếch gì mà phải về hưu" (Trần Quang)