Đây là một loại thể loại cổ văn. Thực ra, theo lý thuyết "kinh điển", trong số 11 câu dưới đây, chỉ có 2 câu thơ. Hẳn có nhiều bạn biết thể loại này, nhưng chắc có một số bạn chưa biết. Tôi post bài này, cốt giới thiệu một thể loại cổ văn rất thịnh hành thời xưa. (Bài nguyên bản "Đêm trăng suông" là một bài thơ của tôi để trên mạng 5-6 năm nay rồi, nay viết lại như dưới đây). Chúng ta làm thơ "nghiệp dư" cũng như anh thợ mộc chỉ đóng được bàn ghế, nhưng cũng nên biết trong nghề thợ mộc, còn có cách đóng giường tủ, đục chạm... vân vân. Tôi cũng chỉ như các bạn, thực tập thôi... Và tôi lắng nghe sự trao đổi(NXH)Đêm trăng suôngTrăng tan trắng trời mơ bàng bạc
Ký ức thời gian cánh vạc bay về
Em đã giã từ một thời mê
Mang đi cả những đêm yêu ngời ngời trăng tỏ
Chỉ còn biển mây mờ nỗi nhớ
Mầu trăng rên lên gió mong manh
Em nhập vào trắng lạnh trăng buồn
Hẹn thề nhức xanh muôn lối cũ
Tình trăng phát sáng đầy bối rối
Nhân gian còn vang dội dáng thân quen
Anh chìm đắm đuối trong em…
Đúng là tôi không biết. Thể loại này là "cổ văn" thế nào ạ, tác giả đã nói thì nói cho rõ giùm
Trả lờiXóaĐây là thể hát nói. Một dạng đặt lời cho ca trù, ả đào. Phát sinh từ thế kỷ 18, hiện nay còn nhiều bài của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Dương Khuê, Trần Tế Xương... Mà bài "hồng hồng tuyết tuyết" là một bài rất nổi tiếng. Nói chung, đó là dạng cách tân thơ của thế kỷ 18. Quan niệm xưa, "thơ" phải có niêm luật, nhưng đến "hát nói" thì nó bắt đầu vượt ra khỏi niêm luật. Tuy nhiên, nó cũng có luật riêng. Các cụ không biết được rằng 200 năm sau, con cháu làm loại thơ chẳng niêm chẳng luật... Có lẽ tôi sẽ viết một bài ngắn về thể loại này (NXH)
Trả lờiXóaPhó thường dân em ngày xưa học điểm văn không cao hơn năm phẩy bao giờ, nhưng được cái em yêu môn này. Và em xin nói cùng anh XH một chút về bài thơ làm theo thể hát nói của anh, nếu có gì không phải, anh bỏ quá cho sự hiểu biết kém cỏi của em nhá: Bài ĐÊM TRĂNG SUÔNG của anh làm theo thể hát nói đủ khổ (3 khổ - 11 câu, chỉ có 2 câu thơ là 2 câu 5,6:
Trả lờiXóa" Chỉ còn biển mây mờ nỗi nhớ
Mầu trăng rên lên gió mong manh"
Câu cuối cùng là câu 11, bao giờ cũng có 6 chữ. Em nhớ, ngày xưa em được học một hài hát nói của Nguyễn Công Trứ (Chí anh hùng), có những câu mở đầu:
"Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc
Nợ anh hùng vay giả giả vay
Chí Làm trai nam bắc đông tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể ..."
Và những câu cuối là:
"Nợ anh hùng trang trắng vỗ tay reo
Thênh thang thơ túi rượu bầu"
Hát nói được coi là biến thể của lục bát và song thất. Hình như gieo vần và bằng trắc cũng rắc rối lắm thì phải.
Thế anh XH đã thử nhờ ca nương hát ĐÊM TRĂNG SUÔNG của anh chưa? Và anh có học Nguyễn Công Trứ, khi gõ trống chầu, nói với ca nương rằng:
"Ba mươi nhăm năm trước ta cũng hai mươi tuổi như nàng ..."?
Anh NXH ạ, hôm trước, em mới nói một chút đến thể hát nói trong ĐÊM TRĂNG SUÔNG của anh. Hôm nay, em mới nói đến nội dung cảm xúc trong đó. Có thể, em bí từ không nói hết được, nhưng quả thật, đọc bài thơ, rõ ràng em thấy có tình yêu đến "đắm đuối", mà sao cứ có cảm giác lành lạnh, sờ sợ. Giống cảm giác khi đọc thơ trăng của Hàn Mạc Tử "trăng nằm sóng soài trên cành liễu ...". Em thấy lạnh nhất khi đọc hai câu 6, 7 "Mầu trăng rên lên gió mong manh/ Em nhập vào trắng lạnh trăng buồn". Nghe như, em đã xa cõi nhân gian, nên không còn đêm trăng tỏ nào. Chỉ còn trăng suông. Và hồn em đó. Để "anh chìm đắm đuối trong em". Nên hiểu theo nghĩa thực hay nghĩa hình tượng đây? (ND 21:44)
Trả lờiXóaAnh NXH bảo "lắng nghe sự trao đổi" mà anh chả trao đổi cũng bạn đọc gì cả.
Trả lờiXóa